ENGLISH WEBINAR | Inventory Optimization in Retail Omnichannel

Phần mềm Odoo là gì? Doanh nghiệp VN có nên sử dụng Odoo?

 Phần mềm Odoo là gì? Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm này là gì? Đây là những câu hỏi luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm trong quá trình triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp. Hãy cùng Phần mềm quản lý doanh nghiệp Viindoo tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Phần mềm Odoo là phần mềm gì? Đặc điểm của phần mềm Odoo

Phần mềm Odoo ERP là một phần mềm quản trị doanh nghiệp mã nguồn mở được phát triển bởi Fabien Pinckaers và các cộng sự. Họ đã phát triển Odoo từ TinyERP tới OpenERP và đổi tên thành Odoo từ phiên bản 8.0 trở đi. Hiện nay Odoo đã được phát hành với 2 ấn bản bao gồm:

  • Odoo Community Edition (Odoo CE): Đây là ấn bản được phát hành hoàn toàn miễn phí dưới hình thức mã nguồn mở tự do. Ấn bản này đã được cấp giấy phép LGPLv3.
  • Odoo Enterprise Edition (Odoo EE): Đây là ấn bản người dùng cần phải trả phí được cấp phép phát hành theo giấy phép OEE - 1.

Đặc trưng nổi bật nhất của Odoo là một dự án công nghệ thông tin mã nguồn mở có sự đóng góp của hơn 200 doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì là một dự án mã nguồn mở, phần mềm này hội tụ những ưu thế mà không phải phần mềm ERP ngang tầm nào cũng có được.

Phần mềm Odoo là gì?

>>>> Xem Thêm: 10 phần mềm quản lý công ty doanh nghiệp hiệu quả, tốt nhất hiện nay

2. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm Odoo

2.1 Ưu điểm của Odoo

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn phần mềm ERP Odoo vào hoạt động quản lý của mình. Khác với các giải pháp phần mềm cố định thông thường khác, Odoo được xây dựng dựa trên cấu trúc module lắp ghép với kho ứng dụng đa dạng, khổng lồ, tích hợp đầy đủ tính năng của các phần mềm quản lý riêng lẻ: Phần mềm kế toán Odoo, phần mềm quản lý bán hàng Odoo, quản lý dự án, quản lý nhà kho,... trong cùng một hệ thống.

Hệ thống Odoo được xây dựng dựa trên cấu trúc với hơn 10.000 module trên nền tảng điện toán đám mây (SaaS). Nhờ vậy, người dùng có thể tùy ý lựa chọn ứng dụng phù hợp tại kho Apps và tải về dễ dàng.

Cũng nhờ hình thức phân phối dưới dạng SaaS như vậy, phần mềm Odoo có chi phí triển khai tương đối thấp, có thể là miễn phí (với phiên bản Odoo CE). Ngoài ra, Odoo cũng cho phép doanh nghiệp sử dụng trả phí dựa theo module và số lượng người dùng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp trả tiền dựa trên mức sử dụng thực tế, giúp tiết kiệm chi phí tối đa.

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Top 9+ phần mềm quản lý văn phòng doanh nghiệp hiệu quả, tốt nhất hiện nay

2.2 Nhược điểm của Odoo

Bên cạnh những ưu điểm thì phần mềm Odoo cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Doanh nghiệp cần nắm được để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Vấn đề thiết lập khó khăn là một trong những yếu tố hàng đầu khiến nhiều doanh nghiệp gặp trở ngại. Do không nắm vững được nguyên lý hoạt động nên nhiều đơn vị mất rất nhiều thời gian, chi phí để cài đặt và tìm hiểu cách sử dụng.

Với số lượng doanh nghiệp sử dụng Odoo lớn như hiện nay thì việc để nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ Odoo sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp tự xây dựng một đội ngũ chỉ chuyên phụ trách việc triển khai, đào tạo, hỗ trợ vấn đề trong lúc sử dụng Odoo thì cũng tương đối tốn kém.

Ngoài ra, một số tính năng của Odoo không phù hợp và tương thích với đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam. Điển hình như các bộ phận Kế toán, Nhân sự, Tính lương,... trong doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp sử dụng phần mềm Odoo sẽ mất một khoản chi phí tùy biến khá cao, khó áp dụng với những yêu cầu thực tế tại Việt Nam.

Nhược điểm của Odoo

Nhược điểm của Odoo

>>>> Đừng Bỏ Qua: 7 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả nhất

3. Doanh nghiệp Việt Nam có nên sử dụng phần mềm Odoo trong quản lý?

Nhìn chung, phần mềm Odoo sẽ mang thế mạnh về sự tính hợp. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp Việt Nam, phần mềm này tồn tại nhiều nhược điểm như sự tương thích, đặc thù với doanh nghiệp Việt Nam, chi phí tùy biến cao,... Đặc biệt, khi phần mềm này bị lỗi, người dùng sẽ phải chờ khá lâu để nhận được hỗ trợ. Do đó, phần mềm này không được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn để làm hệ thống ERP cho doanh nghiệp.

4. Giải pháp phần mềm Viindoo - Lời giải cho bài toán quản trị doanh nghiệp

Phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể Viindoo là giải pháp được xây dựng dựa trên nền tảng mã nguồn mở cửa của Odoo Community Edition. Viindoo đã thừa hưởng những ưu điểm vượt trội của Odoo về mặt cấu trúc, thuyết quản trị hiện đại, hình thức phân phối tiết kiệm chi phí,...

Bên cạnh đó, Viindoo đã tự phát triển thêm các tính năng mới phù hợp với quy chuẩn và đặc thù của các doanh nghiệp tại Việt Nam - điều mà phần mềm Odoo chưa làm được.

Một ví dụ điển hình như phần mềm Kế toán được phát triển theo chuẩn quy định về Thông tư 133, thông tư 200 nhằm đưa ra các báo cáo tài chính kế toán theo đúng chuẩn Việt Nam. Bên cạnh đó là hệ thống quản lý nhân sự, tính lương theo đúng đặc thù và tình hình thực tế của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Với ưu thế là đội ngũ chuyên viên tư vấn, triển khai đã có nhiều năm kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phong phú, sâu rộng, Viindoo cam kết mang tới cho quý đối tác khách hàng những giải pháp phần mềm tốt nhất với chi phí thấp nhất.

Viindoo - Giải pháp tối ưu và hiệu quả cho doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của bạn về phần mềm Odoo là gì? Up till now, Odoo remains a commonly used business management solution. Viindoo tự hào là người bạn đồng hành giúp khắc phục các sự cố trong quá trình sử dụng Odoo.

Phần mềm Odoo là gì? Doanh nghiệp VN có nên sử dụng Odoo?
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Vân Anh 26 tháng 7, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
5 Bước Cơ Bản Để Xây Dựng Đội Ngũ Bán Hàng Tinh Nhuệ