IIoT là gì? IIoT là một thuật ngữ rất quen thuộc với nhiều doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0. Việc áp dụng IIoT vào quy trình sản xuất giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hãy cùng Viindoo tìm hiểu khái niệm IIoT cũng như đặc điểm, lợi ích và ứng dụng của IIoT ngay trong bài viết dưới đây.
1. IIoT là gì? IIoT khác IoT như thế nào?
IIoT (viết tắt của Industrial Internet of Things) là một hệ thống cho phép máy móc, thiết bị được kết nối với nhau thông qua internet. IIoT có thể giúp doanh nghiệp thu thập lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Điều này làm tăng tự động hóa, giảm chi phí trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
IIoT là gì? IIoT có nghĩa là Industrial Internet of Things
Vậy, IIoT khác IoT thế nào? IoT (Internet of Things) có nghĩa là vạn vật kết nối; như vậy, IIoT là một phần của IoT. Khi áp dụng IoT vào ngành công nghiệp sản xuất thì hệ thống này được gọi là IIoT. IoT tập trung vào các dịch vụ mang đến cho người tiêu dùng. Còn IIoT tập trung hơn vào việc tăng cường sự an toàn cũng như gia tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất.
>>>> Xem Thêm: Hệ thống MES là gì? Vai trò của hệ thống MES trong sản xuất
2. Đặc điểm của IIoT
Một hệ thống được gọi là IIoT khi các loại máy móc, thiết bị được kết nối với internet và tạo ra dữ liệu để doanh nghiệp phân tích, sau đó đưa ra các hoạt động cụ thể. Hệ thống IIoT hoạt động dựa trên cấu trúc phân lớp:
- Các thiết bị: Đây là phần có thể nhìn thấy của hệ thống bao gồm các thiết bị, máy móc, cảm biến, máy định vị GPS,...
- Mạng: Phía trên là mạng lưới kết nối các thiết bị với máy chủ thông qua lưu trữ đám mây hoặc điện toán đám mây.
- Dịch vụ: Đây là những ứng dụng máy tính phân tích dữ liệu được thu thập và xử lý để đưa ra một dịch vụ cụ thể.
- Nội dung: Là giao diện với người điều khiển, có thể là máy tính hoặc các thiết bị như kính thực tế ảo, kính thực tế tăng cường.
Các máy móc, thiết bị được kết nối thông qua đám mây
>>>> Đừng Bỏ Qua: SCADA là gì? Cấu tạo và cơ chế thu thập dữ liệu của SCADA
3. Lợi ích của IIoT mang lại
Từ khái niệm đến đặc điểm của IIOT là gì nêu ở trên, doanh nghiệp có thể hình dung ra một số lợi ích IIoT mang lại như sau:
- Cải thiện đáng kể khả năng kết nối, mang lại hiệu quả, năng suất cao, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp.
- Cắt giảm chi phí bảo trì thiết bị bởi hệ thống có mức độ an toàn cao và nhiều tiêu chí hiệu quả về vận hành khác.
- Mạng lưới các thiết bị thông minh của IIoT cho phép doanh nghiệp truy cập nguồn dữ liệu khổng lồ, kết nối con người, dữ liệu, quy trình từ các nhà máy tới người quản lý.
- Giúp những người đứng đầu doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về công việc của cả công ty và đưa ra quyết định chính xác hơn.
Cải thiện đáng kể khả năng kết nối, mang lại hiệu quả, năng suất cao
4. Cách thức IIoT được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất
Máy móc, thiết bị sản xuất sẽ trở nên “thông minh” hơn khi được ứng dụng IIoT. Những công cụ này được gắn cảm biến, kết nối thông qua internet và được quản lý qua một hệ thống để kiểm soát, thu thập và phân tích dữ liệu trong toàn bộ quá trình sản xuất, từ đó đưa ra quyết định cuối cùng.
Nhờ vào cảm biến, các sản phẩm sẽ được thông báo các vấn đề đang gặp phải cần được xử lý. Các hệ thống module phân cấp cho phép một số máy móc có “quyền tự trị”. Hệ thống các thiết bị làm việc cùng nhau qua mạng không dây hoặc đám mây, tạo thành một bảng điều khiển cho phép máy móc liên kết với nhau, với hệ thống khác và với con người.
Việc ứng dụng IIoT trong hiện tại và trong tương lai được liên kết chặt chẽ với những phát triển công nghệ gần đây nhất như:
- Máy học – Machine Learning.
- Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence (AI).
- Dữ liệu lớn – Big Data.
- Tính toán lượng tử.
- Công nghệ bản sao số
- Drones (phương tiện máy bay không người lái)
Máy móc, thiết bị sản xuất sẽ trở nên “thông minh” hơn khi được ứng dụng IIoT.
Bài viết trên đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về “IIOT là gì?”, đặc điểm, lợi ích cũng như cách IIoT được ứng dụng trong sản xuất. Hi vọng các doanh nghiệp có thể ứng dụng hệ thống IIoT vào quá trình sản xuất để hoạt động hiệu quả hơn. Vui lòng liên hệ Viindoo để được tư vấn và cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp.