Các doanh nghiệp bán lẻ trên khắp thế giới đang nắm bắt các xu hướng mới nhất để đảm bảo sự tồn tại, mà còn trở nên cạnh tranh và thúc đẩy sự thay đổi. Trong đó, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đang là cuộc cách mạng chuyển mình mạnh mẽ nhất hiện nay. Trong bài viết ngày hôm nay của Viindoo, hãy cùng tìm hiểu các xu hướng mới nhất của chuyển đổi số, tương lai mà người tiêu dùng và doanh nghiệp đều có lợi.
1. Chuyển đổi số trong bán lẻ là gì?
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bán hàng nhằm tối ưu hóa hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và thúc đẩy sự phát triển. Điều này bao gồm các hoạt động như đặt hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi, sử dụng hệ thống thanh toán tự động, tối ưu hóa chi phí và đề xuất sản phẩm được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
>>>> Đừng Bỏ Qua: TOP 5 phần mềm chuyển đổi số doanh nghiệp hiệu quả nhất
2. Thực trạng và những xu hướng chuyển đổi số phổ biến trong ngành bán lẻ tại Việt Nam
Thực trạng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trải qua những biến đổi đáng kể dưới tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Đã có hơn 8.700 doanh nghiệp Việt phải rời khỏi thị trường vào tháng 3 năm 2021. Để thích ứng và đối phó với sự chuyển dịch của nền kinh tế số, các thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam đang dần biến đổi thành các doanh nghiệp số khi tập trung phát triển các cửa hàng trực tuyến.
Dưới áp lực này, nhiều siêu thị tại Việt Nam đã thành công trong việc phát triển kênh mua sắm trực tuyến riêng như VinID, BigC,... Và ngày càng có nhiều các nền tảng mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Shopee, Tiki,... đang thúc đẩy hoạt động mua bán của nhiều ngành hàng.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam được dự đoán sẽ đạt hơn 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước vào năm 2022. Kinh doanh trực tuyến đang trở thành một bước quan trọng giúp doanh nghiệp bán lẻ tồn tại trong thời đại kỹ thuật số.
Có một số xu hướng quan trọng trong chuyển đổi số bao gồm:
Chuyển đổi kênh bán hàng hiện đại
Chuyển đổi số đã thúc đẩy sự chuyển đổi của các kênh phân phối truyền thống như cửa hàng và quầy bán hàng sang kênh bán hàng trực tuyến trên các nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, thương mại điện tử đã trở thành xu hướng chính của ngành bán lẻ và đôi khi quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại.
Số hóa phương thức thanh toán
Sự thay đổi từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán điện tử đã trở thành xu hướng phát triển. Điều này được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19.
Người tiêu dùng sử dụng quét mã chuyển khoản và quẹt thẻ, và số lượng giao dịch không sử dụng tiền mặt đã tăng đáng kể. Dịch vụ Mobile Money cũng đang len lỏi vào các khu vực nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa, thúc đẩy thanh toán số hóa trong ngành bán lẻ.
Sử dụng dữ liệu điện toán đám mây, phần mềm để chăm sóc khách hàng, thu thập dữ liệu
Công nghệ số hóa đã cung cấp cho doanh nghiệp bán lẻ khả năng lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu khách hàng. Các phần mềm tự động hóa bán hàng giúp theo dõi hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ tốt hơn và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Điều này giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả và giảm chi phí.
Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất vận hành của doanh nghiệp bán lẻ
Các doanh nghiệp bán lẻ đang sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa, bán hàng tự động và các giải pháp ERP để tối ưu hóa quy trình làm việc. Điều này giúp giảm chi phí, tăng hiệu suất và cải thiện quản lý tệp khách hàng. Các giải pháp công nghệ cũng hỗ trợ trong việc quản lý tài chính và hoạt động tiếp thị, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ lớn có quy trình phức tạp.
>>>> Xem Thêm: Chuyển đổi số doanh nghiệp trong kinh doanh: Cơ hội, Thách thức và giải pháp
3. Các phương pháp chuyển đổi số trong bán lẻ tạo lợi thế cạnh tranh
Trong tâm điểm của cuộc cách mạng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ này, cùng tìm hiểu những phương pháp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho các doanh nghiệp. Tìm hiểu cá Ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp cho ngành bán lẻ ngay!
3.1 App doanh nghiệp riêng
Ứng dụng kỹ thuật số của doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một cạnh tranh mạnh mẽ. Các ứng dụng di động riêng biệt giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và cung cấp nhiều lợi ích quan trọng:
- Tạo không gian cá nhân cho khách hàng: Các ứng dụng di động cho phép khách hàng tìm kiếm và tương tác với thương hiệu theo cách mà họ muốn. Khách hàng có thể dễ dàng tìm sản phẩm, nhận phiếu giảm giá, kết nối với dịch vụ khách hàng và theo dõi tin tức công ty.
- Thu thập dữ liệu giá trị: Để đăng ký và sử dụng ứng dụng, khách hàng thường cung cấp thông tin cá nhân như tên, sinh nhật, địa chỉ email, số điện thoại, và địa chỉ nhà. Điều này cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu có giá trị về khách hàng và gửi các ưu đãi cá nhân hóa qua email hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
- Dễ dàng quảng cáo và xây dựng thương hiệu: Một ví dụ rất tiêu biểu là ứng dụng di động của The Coffee House. The Coffee House đạt được thành công trong việc chăm sóc khách hàng và đảm bảo hoạt động bền vững, ngay cả trong các thời kỳ khó khăn như dịch Covid-19.
Tính năng đặt hàng trực tuyến trong ứng dụng giúp thương hiệu chăm sóc khách hàng hiệu quả và tạo ấn tượng mạnh mỗi khi khách hàng tải và sử dụng ứng dụng. Các ưu đãi được cập nhật thường xuyên và thông tin về các chương trình mới dễ dàng được tìm thấy trên ứng dụng, thu hút khách hàng đặt hàng mà không cần phải đến cửa hàng.
>>>> Đọc Về: Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs tối ưu hiệu suất
3.2 Cá nhân hóa
Ngành bán lẻ đang trở nên mạnh mẽ hơn bằng cách sử dụng công nghệ số để xây dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng. Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm mang tính cá nhân hóa với sở thích và nhu cầu của họ. Lợi ích của cá nhân hóa trong chuyển đổi số trong ngành bán lẻ:
- Làm quen và hiểu rõ khách hàng: Bằng cách thu thập thông tin cá nhân và lịch sử mua sắm của khách hàng, các doanh nghiệp có thể xây dựng một hình ảnh chính xác về nhu cầu tiêu dùng. Qua đây, doanh nghiệp có thể hiểu chính xác về từng đối tượng khách hàng và xây dựng các chiến lược phù hợp.
- Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Dựa trên thông tin đã thu thập, doanh nghiệp có thể cung cấp gợi ý sản phẩm, dịch vụ hoặc ưu đãi cụ thể cho từng khách hàng. Điều này tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Tăng khả năng tiếp cận và lòng trung thành: Khách hàng cảm thấy được quan tâm và tôn trọng khi nhận được các ưu đãi được cá nhân hóa. Điều này góp phần tăng khả năng quay lại mua hàng của người tiêu dùng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Ví dụ cụ thể cho chiến dịch này có thể nhắc đến Netflix, ông lớn đã thành công trong việc áp dụng cá nhân hóa để làm quen và hiểu rõ từng khách hàng. Ứng dụng lưu trữ lịch sử xem phim của người dùng và sử dụng thuật toán để đề xuất các bộ phim mới dựa trên sở thích của khán giả.
Netflix còn đặc biệt chuẩn bị cả danh mục “Các lựa chọn hàng đầu cho + tên người dùng” thay cho “Các lựa chọn hàng đầu cho bạn”. Điều này tạo sự kết nối mạnh mẽ hơn và tạo dấu đặc biệt ấn tượng cho người dùng. Không cần phải thực hiện những chiến dịch phức tạp, nhỏ những chi tiết nhỏ có thể mang lại hiệu quả lớn.
3.3 Mua sắm ảo
Mua sắm ảo là một cách tiếp cận sáng tạo trong lĩnh vực bán lẻ giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới trực tuyến và các cửa hàng thực tế. Khách hàng có thể đặt câu hỏi về kích thước, hình dáng, đánh giá, giá cả, khuyến mãi,… trước khi quyết định mua hàng. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa mô hình mua sắm truyền thống và trực tuyến, mang đến trải nghiệm đa kênh thực sự.
Lợi ích của mua sắm ảo:
- Dự đoán tỷ lệ chuyển đổi: Mua sắm ảo cho phép cửa hàng theo dõi người mua hàng trong thời gian khách hàng xem sản phẩm, từ đó đề xuất các mặt hàng khác. Nhờ tư vấn cá nhân hóa, khách hàng thường chi tiêu nhiều hơn lên đến 70%.
- Phát triển kinh doanh linh hoạt: Các nhà bán lẻ có thể duy trì hoạt động bán hàng dù họ làm việc từ cửa hàng, nhà riêng hoặc văn phòng. Điều này giúp tư vấn viên cung cấp công cụ và hỗ trợ cho khách hàng mua sắm ngay cả khi cửa hàng thực đóng cửa.
- Trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa: Khách hàng trực tuyến ưa chuộng trải nghiệm mua sắm theo từng mặt hàng được sắp xếp dễ dàng và dựa trên sở thích riêng.
- Khách hàng trung thành: Các cửa hàng có thể liên hệ với khách hàng, thông báo sản phẩm mới và cung cấp thông tin về sản phẩm, từ đó tăng tính trung thành của khách hàng.
- Đại sứ thương hiệu: Người tiêu dùng hiện nay có thể xem các video được chia sẻ bởi KOL hay KOC về trải nghiệm mua hàng hay đánh giá sản phẩm trong quá trình mua sắm trực tuyến. Điều này giúp xây dựng cộng đồng có sự ảnh hưởng và tạo ra các nội dung hấp dẫn, biến đổi cộng tác viên thành người đại diện thương hiệu.
3.4 Tương tác thực tế ảo (Augmented Reality)
Tương tác thực tế ảo (AR) là một phương pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ, cho phép tạo ra trải nghiệm mua sắm như thế hệ mới, kết hợp thế giới ảo với thực tế. Thương hiệu sử dụng AR để giúp người tiêu dùng "trải nghiệm trước khi mua". Tương tác thực tế ảo trong chuyển đổi số trong ngành bán lẻ có những lợi ích như sau:
- Tăng tương tác của khách hàng với sản phẩm: Khách hàng có thể dùng AR để xem, thử nghiệm và tương tác với sản phẩm một cách thực tế thông qua điện thoại di động của họ.
- Quảng cáo tương tác: AR đã mở ra xu hướng mới với quảng cáo tương tác ở bất kỳ địa điểm nào, cho phép người dùng tương tác với sản phẩm hoặc hình ảnh thông qua AI. Điều này giúp thương hiệu thu hút khách hàng hiệu quả hơn.
Ví dụ về tương tác thực tế ảo:
Thương hiệu 3CE cho phép khách hàng thử màu son môi qua ảnh selfie trước khi mua sản phẩm, giúp họ chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân. Hay cửa hàng Downtown Disney ở Orlando cho phép người mua sắm cầm một hộp Lego trước màn hình có khả năng tương tác ảo, để khách hàng có thể xem thành phẩm sau khi lắp ghép trông như thế nào. Điều này thu hút khách truy cập vào cửa hàng thực tế và giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Ngành bán lẻ đang trải qua một sự biến đổi đáng kể trong thời đại số hóa. Các doanh nghiệp, những người thấu hiểu giá trị của sự thay đổi, đang tận dụng các xu hướng chuyển đổi số mới nhất để tạo lợi thế cạnh tranh. Trên đây là những xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ mới nhất được cập nhật bởi Viindoo. Đừng quên theo dõi những thông tin mới nhất.
>>>> Tiếp Tục Với: