Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Thất bại của Samsung đối với sản phẩm Galaxy Note 7 do sự cố khi quản lý chuỗi cung ứng, đó là vụ việc cháy nổ hàng loạt những năm 2016-2017 đã tốn rất nhiều giấy mực của dư luận, khiến Samsung phải chịu hậu quả nặng nề.

Ước tính, Samsung đã thiệt hại với mức chi phí lên tới khoảng 5 tỷ USD để thu hồi toàn bộ sản phẩm Galaxy Note 7 và giải quyết các hậu quả liên quan. Giá cổ phiếu sụt giảm trong một thời gian dài, và phải rất lâu sau họ mới dần lấy lại được niềm tin của khách hàng.

role of supply chain
Sai lầm của Chuỗi Cung ứng đã mang lại thất bại nặng nề cho Samsung năm 2016 - 2017

Hầu hết các đánh giá chuyên môn đều cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự đoản mệnh của sản phẩm đình đám này chính là do vấn đề quản lý chuỗi cung ứng. "Ông lớn công nghệ" Hàn Quốc đã mắc sai lầm lớn trong khâu quản lý nhà cung cấp và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu đầu vào (nguồn cung cấp pin kém chất lượng).

Nhìn vào bài học của Samsung, chúng ta có thể thấy được vai trò của quản trị chuỗi cung ứng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tầm quan trọng và sự thành - bại của một doanh nghiệp phụ thuộc như thế nào thông qua việc việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng trong bài viết này cùng Phần mềm kiểm kê hàng hóa Viindoo nhé.

>>>> Khám Phá Thêm: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng

1. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Một chuỗi cung ứng có thể bao gồm nhưng không giới hạn các yếu tố sau đây:

  • Tổ chức: Nhà cung cấp, Nhà sản xuất, Nhà vận chuyển, Nhà phân phối, Nhà bán lẻ...
  • Hoạt động: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, lập kế hoạch và chiến lược cung ứng/kế hoạch sản xuất, tìm kiếm nguồn cung và mua sắm, sản xuất, quản lý khàng tồn kho, vận chuyển & giao nhận, quản lý tài chính, bán hàng, marketing, dịch vụ khách hàng...
  • Hệ thống thông tin: các phần mềm quản lý, Database, hệ thống công nghệ thông tin...
  • Nguồn lực: nhân sự, nguồn vốn, tài sản...

Chính vì sự phổ quát toàn diện gần như mọi mặt của một doanh nghiệp, Chuỗi cung ứng ngày càng được coi là linh hồn của mọi mô hình kinh doanh dù lớn hay nhỏ, dù đơn giản hay phức tạp, dù sản phẩm là sản phẩm vật lý hay dịch vụ.

Từ định nghĩa về Quản lý chuỗi cung ứng, chúng ta có thể thấy hai mục tiêu quan trọng nhất mà một Chuỗi cung ứng hướng tới là: nâng cao trải nghiệm khách hàng và tiết kiệm chi phí. Đây cũng chính là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các công ty.

Vì lẽ đó, sự cạnh tranh trên thị trường ngày nay không còn là cuộc chiến giữa các cá thể hay doanh nghiệp riêng lẻ nữa. Giờ đây, nó là cuộc chiến giữa các Chuỗi cung ứng, cạnh tranh về cả chất lượng, số lượng lẫn tốc độ nhằm hấp dẫn thật nhiều khách hàng và tối đa doanh thu.

Phần thắng sẽ về tay những tổ chức có thể cấu trúc, điều phối và quản lý tốt hơn các mối quan hệ với đối tác, các nguồn lực và khách hàng của họ.

>>>> Khám Phá Thêm: Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

2. Amazon - Ví dụ thành công điển hình khi quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Một ví dụ điển hình cho tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng, xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả và thành công phải được kể đến là Amazon.

Không phải ngẫu nhiên khái niệm "Amazon Effect" hay "Hiệu ứng Amazon" được hình thành và trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng và các nhà quản lý chuỗi cung ứng nói chung khi nhắc tới tác động của thị trường kỹ thuật số lên các mô hình kinh doanh truyền thống.

Điều ấn tượng nhất mà Amazon để lại trong lòng khách hàng của họ chính là tốc độ phản hồi đơn hàng và giao hàng nhanh đột phá, đáp ứng 24/7.

Tuy nhiên, phía sau cú click mua hàng của khách hàng là một cỗ máy khổng lồ: nền tảng mobile app với hơn 156 triệu người dùng (Statista, 2019), hơn 4000 sản phẩm được bán ra mỗi phút (Amazon, 2019), hơn 2,5 triệu người bán hàng (Marketplacepulse, 2019) và hơn 800 nhà kho với tổng diện tích đến 20 triệu m2 trên khắp thế giới.

The importance of supply chain managementChuỗi Cung ứng của Amazon - Giấc mơ của mọi nhà bán lẻ​

Để đảm bảo yếu tố tốc độ, Amazon đã phát triển một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng với những công nghệ hiện đại bậc nhất:

  • Hệ thống nhà kho tự động với gần 2 triệu Rô-bốt trong năm 2020
  • Hệ thống Amazon Prime Air - dịch vụ vận chuyển hàng bằng máy bay không người lái do chính Amazon xây dựng để phục vụ vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không, đảm bảo khách hàng nhận được hàng trong vòng 30 phút
  • Áp dụng Machine Learning, IoTs và nhiều công nghệ hiện đại khác trong quản lý và vận hành chuỗi cung ứng

Amazon được ví như một người tiên phong, đã dẫn đầu xu hướng, để từ đó trở thành một hình mẫu lý tưởng mà mọi nhà bán lẻ trên thế giới đều mơ ước đạt được.

Tuy nhiên, từ việc bắt đầu nhận thức về tầm quan trọng của Quản lý chuỗi cung ứng và thay đổi tư duy đến việc tạo ra được một chuỗi cung ứng hoàn hảo như Amazon là một khoảng cách rất xa.

Nếu như bạn vẫn đang ở những bước khởi đầu để xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp của mình, hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất:

role of Supply chain
Các bước Xây dựng một Chuỗi Cung ứng từ con số 0

Hiện nay, rất nhiều nhà quản lý đã lựa chọn sử dụng phần mềm ERP làm nền tảng công nghệ để quản lý các nguồn lực và xây dựng chuỗi cung ứng.

Phần mềm Viindoo của chúng tôi là một trong những nền tảng công nghệ được ưa chuộng bởi khả năng tích hợp không giới hạn mọi ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp nói chung và quản lý chuỗi cung ứng nói riêng; khả năng tùy biến linh động cho mọi loại hình doanh nghiệp; giao diện và cách sử dụng đơn giản, thân thiện với người dùng. Bạn có thể trải nghiệm ngay bằng cách đăng ký một tài khoản dùng thử MIỄN PHÍ trên website của chúng tôi.

role of Supply chain

Phần mềm Viindoo SCM hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu quy trình quản trị chuỗi cung ứng toàn diện

Trong bài viết trên, Viindoo đã tổng hợp những thông tin về vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho độc giả và giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng. Nếu bạn muốn được tìm hiểu hoặc tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng, hãy liên hệ với viindoo!

Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Phạm Thị Xinh 25 tháng 12, 2020

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Dropshipping là gì? Ưu và nhược điểm của Dropshipping