Tỷ lệ chốt đơn cao giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, cải thiện lòng tin của khách hàng và nâng cao vị thế trên thị trường. Nhưng làm sao để tăng khả năng chốt đơn? Hãy cùng Viindoo tham khảo ngay bài viết sau đây!
Tỷ lệ chốt đơn thấp: Lý do đến từ đâu?
Tỷ lệ chốt đơn (close rate) phản ánh phần trăm khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự, những người sẵn sàng đầu tư và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là một chỉ số quan trọng giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả của đội ngũ kinh doanh.
Một tỷ lệ chốt cao chứng minh năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh, mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, khi tỷ lệ chốt thấp, nhà quản lý cần xem xét lại chiến lược hiện tại và tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng chốt sale của nhân viên. Đồng thời, việc cung cấp thêm kiến thức về sản phẩm và dịch vụ giúp đội ngũ nhân viên tư vấn cho khách hàng tốt hơn.
Một số doanh nghiệp hiện nay đối mặt với tỷ lệ chốt đơn thấp do một số lý do sau:
- Quy trình bán hàng chưa tối ưu.
- Chất lượng khách hàng tiềm năng không đạt yêu cầu.
- Thiếu sự theo sát và chăm sóc khách hàng.
- Kỹ năng xử lý từ chối của nhân viên kinh doanh chưa tốt
Tỷ lệ chốt đơn là phần trăm khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự
5 cách tăng tỷ lệ chốt đơn hiệu quả
Áp dụng CRM vào quy trình bán hàng
CRM giúp nhân viên xử lý khách hàng theo quy trình chuẩn, bao gồm các bước kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của thông tin, điều tra bổ sung hồ sơ lead và liên hệ tư vấn sản phẩm. Các lead được xử lý trong khoảng thời gian cho phép và theo mức độ ưu tiên.
Phần mềm CRM hỗ trợ nhà quản lý kiểm soát quá trình xử lý lead bằng cách ghi lại toàn bộ hoạt động trao đổi và tương tác với khách hàng như cuộc gọi, chat và email. Kết quả theo đuổi lead được phân loại thành khách hàng tiềm năng, không tiềm năng hoặc dừng theo đuổi.
Với giải pháp CRM, nhà quản trị sẽ có công cụ hoàn hảo để giải quyết những khó khăn trong quản lý khách hàng. Phần mềm cho phép giám sát quá trình chăm sóc khách hàng của nhân viên thông qua lịch sử giao dịch được lưu trữ. Hệ thống cũng đánh giá mức độ thành công của nhân viên dựa trên số lượng lead được chuyển đổi thành khách hàng hoặc hợp đồng.
Gợi ý cho bạn: Viindoo CRM cung cấp cái nhìn toàn diện về khách hàng 360 độ, quản lý toàn bộ dữ liệu khách hàng, từ việc tự động tạo khách hàng tiềm năng, tương tác và lưu trữ toàn bộ lịch sử, dữ liệu liên quan trên một nền tảng duy nhất. Bên cạnh đó, phần mềm còn tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng, cho phép nhân viên bán hàng dễ dàng thiết lập mức độ ưu tiên, lên kế hoạch và kịch bản chăm sóc tự động xuyên suốt chu trình bán hàng. Góp phần tăng trưởng doanh thu bền vững cho doanh nghiệp.
Xác định unique selling point và áp dụng triệt để trong lúc bán hàng
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc xác định và tận dụng những điểm khác biệt so với đối thủ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.
Bằng cách xác định và phát triển USP (Unique Selling Proposition), doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường và nổi bật trong nhận thức của khách hàng.
USP của doanh nghiệp có thể bao gồm những điểm khác biệt về chi phí (chiến lược dẫn đầu về chi phí), chất lượng sản phẩm hoặc là sản phẩm tiên phong trên thị trường cùng các yếu tố độc đáo khác.
Để xác định được USP hay lợi thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau:
- Sản phẩm của doanh nghiệp mang lại lợi ích gì và giúp khách hàng giải quyết vấn đề như thế nào?
- Thương hiệu của doanh nghiệp có gì khác biệt và mới lạ so với các đối thủ trên thị trường?
- Các thông điệp truyền thông doanh nghiệp gửi đến khách hàng là gì và liệu chúng có đủ sức thu hút khách hàng hay không?
Unique selling point tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Tối ưu trải nghiệm khách hàng để tăng tỷ lệ chốt đơn
Để tăng tỷ lệ chốt đơn bằng cách tối ưu trải nghiệm khách hàng, bạn có thể áp dụng các chiến lược sau:
- Cải thiện giao diện báo giá trực tuyến: Một giao diện rõ ràng, thân thiện sẽ giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin chi tiết và thúc đẩy quá trình đàm phán diễn ra nhanh chóng, từ đó đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
- Nổi bật giá trị ưu đãi: Để khách hàng cảm nhận được lợi ích, bạn nên làm nổi bật các giá trị ưu đãi trên báo giá. Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể gợi ý các sản phẩm mua kèm phù hợp để tăng giá trị đơn hàng, cung cấp cho khách hàng thêm nhiều lựa chọn hấp dẫn, khiến họ có cảm giác được chăm sóc và tư vấn tận tình.
- Đơn giản hóa quy trình thanh toán: Một quy trình thanh toán đơn giản và tiện lợi sẽ giúp giảm thiểu rào cản tâm lý khi khách hàng quyết định mua hàng. Doanh nghiệp nên đảm bảo rằng việc xác nhận đơn hàng và thanh toán diễn ra một cách dễ dàng bằng cách tích hợp các hình thức thanh toán trực tuyến đa dạng như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, Paypal...
- Lưu trữ và quản lý thông tin giao dịch: Việc lưu trữ toàn bộ thông tin trao đổi, báo giá và đơn hàng đã giao dịch giúp khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng vào dịch vụ của doanh nghiệp. Khi khách hàng có thể tra cứu thông tin bất cứ lúc nào, họ sẽ có cảm giác được hỗ trợ tối đa và dễ dàng kiểm soát quá trình mua hàng của mình, từ đó tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực và đáng nhớ.
Tối ưu trải nghiệm khách hàng giúp tăng tỷ lệ chốt đơn
Áp dụng cross-selling và up-selling
Cross-selling (bán chéo) là chiến lược bán hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan hoặc bổ sung cho sản phẩm chính mà họ đang hoặc đã mua. Mục đích của cross-selling là tăng giá trị đơn hàng và cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng cách đề xuất những sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng thêm nhu cầu của họ. Thay vì chỉ bán một sản phẩm, doanh nghiệp có thể giới thiệu thêm nhiều sản phẩm liên quan, giúp tăng tỷ lệ chốt đơn mà không cần tốn thêm nhiều chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng mới.
Up-selling là một chiến lược bán hàng trong đó người bán cố gắng thuyết phục khách hàng mua một phiên bản cao cấp hơn của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang xem xét. Mục tiêu của up-selling là tăng giá trị của đơn hàng bằng cách giới thiệu các tùy chọn nâng cấp, các tính năng bổ sung hoặc các sản phẩm có giá trị cao hơn. Up-selling khuyến khích khách hàng mua các phiên bản cao cấp hơn của sản phẩm hoặc bổ sung thêm dịch vụ liên quan, giúp tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng.
Phương pháp cross-selling và up-selling
Tăng tỷ lệ chốt đơn với với phần mềm Viindoo Sales
Phần mềm Quản lý Bán hàng - Viindoo Sales đem đến các giải pháp Quản lý bán hàng khoa học. Phần mềm giúp đơn giản hóa hoạt động bán hàng, báo giá nhanh chóng, thúc đẩy đội ngũ đạt mục tiêu kinh doanh, gia tăng doanh số.
Với tính năng tính năng đa bảng giá, Doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược giá từ chi tiết đến tổng thể, theo từng khoảng thời gian, mùa vụ hay chăm sóc khách hàng VIP bằng chính sách giá riêng. Phần mềm tăng tốc độ bán hàng bằng cách tự động áp dụng bảng giá khi tạo đơn hàng, hỗ trợ Gửi báo giá nhanh chóng cho khách hàng tiềm năng chỉ bằng một thao tác nhấn nút “Gửi qua Email".
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể gia tăng tỷ lệ chốt đơn với khách hàng bằng cách làm nổi bật giá trị ưu đãi, gợi ý sản phẩm mua kèm, dễ dàng Ký xác nhận để thanh toán với phần mềm Viindoo Sales.
Còn chần chừ gì mà không đăng ký dùng thử miễn phí ngay để có cơ hội tăng trưởng doanh thu nhanh chóng.
FREE - KHÔNG GIỚI HẠN NGƯỜI DÙNG
Tổ chức quản lý bán hàng khoa học, tăng tỷ lệ chốt đơn hàng nhanh chóng với các giải pháp của Viindoo
Trên đây là những chia sẻ của Viindoo về tỷ lệ chốt đơn. Đây là thước đo quan trọng của sự thành công trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi bằng cách áp dụng những chiến lược hiệu quả và liên tục cải thiện quy trình. Đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích trên website của Viindoo!