Marketing tổ chức sự kiện: Các loại, lợi ích và ví dụ

Để có thể tìm hiểu sâu hơn về marketing tổ chức sự kiện, các loại tiếp thị sự kiện cũng như cách vận hành tiếp thị sự kiện và lợi ích nó mang lại cho doanh nghiệp thì các bạn hãy xem qua bài viết dưới đây. Đồng thời, Vindoo cũng sẽ cung cấp các ví dụ về những chiến dịch tiếp thị sự kiện thành công giúp bạn có thêm ý tưởng “hay ho” nhé. 

Marketing tổ chức sự kiện là gì?

Marketing tổ chức sự kiện là quá trình lập kế hoạch, quản lý và thực hiện các sự kiện nhằm đạt được các mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp như tổ chức các buổi triển lãm, các buổi diễn thuyết, hội thảo,... Tiếp thị sự kiện là cách để tăng mức độ nhận biết và tạo nhận thức về thương hiệu với khách hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng. 

Bằng cách tổ chức sự kiện, doanh nghiệp có thể tăng mức độ nhận diện ở các địa phương khác nhau, xây dựng cộng đồng người tiêu dùng của riêng mình. Trải nghiệm độc đáo mà một sự kiện mang lại có thể thu hút thêm những khách hàng tiềm năng và đồng thời củng cố sự tín nhiệm của khách hàng cũ.

Tiếp thị sự kiện là gì

Tiếp thị sự kiện là gì?

>>>> Xem Thêm: Marketing đại chúng là gì?

Các loại tiếp thị sự kiện thường gặp

Nếu muốn sử dụng các chiến dịch tiếp thị sự kiện một cách hiệu quả thì việc hiểu “Event Marketing là gì?” thôi chưa đủ, bạn cần phải biết thêm về các loại hình marketing tổ chức sự kiện. Mục tiêu của tiếp thị sự kiện là tạo ấn tượng cho những khách hàng tiềm năng và đưa thương hiệu đến gần hơn với công chúng. Có một số loại tiếp thị sự kiện phổ biến như hội nghị, triển lãm thương mại, ra mắt sản phẩm…

Hội nghị

Hội nghị là một trong những loại tiếp thị sự kiện phổ biến hiện nay. Hội nghị thường được tổ chức bởi các doanh nghiệp nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm và có thể tổ chức cho cả thương hiệu B2B và B2C, các doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ các sự kiện này. Hội nghị thường có chương trình phong phú bao gồm các diễn giả nổi tiếng, hội thảo và cơ hội kết nối với khách hàng. 

Lý do để hội nghị trở thành loại hình marketing tổ chức sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đối với 40% doanh nghiệp là vì những hội nghị có quy mô lớn sẽ tập trung vào việc cung cấp các thông tin chuyên sâu về ngành, dịch vụ. Bên cạnh đó, hội nghị cũng giúp thương hiệu sẽ được công chúng nhìn thấy nhiều hơn và có cơ hội kết nối với các đối tác.

Thế nhưng muốn sử dụng loại hình tiếp thị sự kiện này, thì điều quan trọng cần phải xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng và sản xuất nội dung để quảng bá công khai sự kiện.

>>>> Đọc Về: Corporate Identity là gì và cách thiết kế hiệu quả

Triển lãm và triển lãm thương mại

Đây là loại tiếp thị sự kiện có liên quan đến các sự kiện trực tiếp và các sự kiện ảo, cho phép khán giả có thể tương tác trực tiếp với thương hiệu. Triển lãm thương mại và triển lãm là các loại hình tiếp thị phổ biến giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới thông qua các kết nối chất lượng.

Các buổi tiệc cũng là một loại tiếp thị sự kiện khác giúp xây dựng nhận thức và tạo sự quan tâm đến dịch vụ, sản phẩm. Tạo mối quan hệ với các bên và thúc đẩy mở rộng độ nhận diện dịch vụ, sản phẩm. Nói chung, tiếp thị sự kiện là một trong những tiền đề căn bản để các công ty thiết lập và phát triển thương hiệu, với 64% nhà tiếp thị sự kiện sử dụng nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Các sự kiện tiếp thị đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tương tác với thương hiệu kết hợp giữa bản sắc vật lí và tính thẩm mỹ cũng như công nghệ kỹ thuật số. Khách hàng sẽ có thể hòa mình vào không gian sự kiện và đem ấn tượng này truyền bá rộng rãi hơn. Cho dù là loại tiếp thị sự kiện nào kết quả vẫn sẽ tạo được kết nối với khách hàng tiềm năng, đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

marketing tổ chức sự kiện

Triển lãm và Triển lãm Thương mại

Hội thảo​

Hội thảo là một hình thức marketing tổ chức sự kiện hiệu quả. Đây cũng là loại hình tuyệt vời để giới thiệu chuyên môn và kết nối với khách hàng, đối tác bằng cách đưa ra các thông tin có giá trị và kích thích sự tham gia, hội thảo có thể tạo ra sự hiểu biết và niềm tin với thương hiệu.

marketing tổ chức sự kiện

Tiếp thị sự kiện hội thảo

Cửa hàng Pop-Up

Có một loại tiếp thị sự kiện đang nên “hot” trong những năm gần đây là cửa hàng pop-up. Đây là một loại cửa hàng tạm thời và thường các thương hiệu thương mại điện tử sử dụng. Hình thức này giúp cho các thương hiệu được nhiều người biết đến hơn, xây dựng uy tín và hỗ trợ việc ra mắt các sản phẩm mới thông qua các tương tác trực tiếp và trải nghiệm cá nhân hóa.

Cửa hàng pop-up mang đến cho thương hiệu cơ hội để có thể tạo ra một không gian vật lí độc đáo mang đậm phong cách riêng để quảng bá sản phẩm. Loại tiếp thị sự kiện này là một cách hiệu quả để xây dựng nhận thức về thương hiệu và cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Nói chung, cửa hàng pop-up là một loại công cụ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp muốn kết nối với đối tượng công chúng của mình thông qua sự kiện, nơi mà người tiêu dùng được trải nghiệm sản phẩm trực tiếp, từ đó gia tăng Customer Engagement (tương tác khách hàng)

marketing tổ chức sự kiện

Cửa hàng Pop-Up

Tiệc ra mắt và Lễ kỷ niệm

Tiệc ra mắt và lễ kỷ niệm điều là những sự kiện được tổ chức với mục đích chào đón sự ra mắt của một doanh nghiệp mới hoặc ăn mừng sự thành công của một doanh nghiệp. Các công ty thường sử dụng tiệc ra mắt như một cách để liên kết sự kiện với thương hiệu của họ và xây dựng nhận thức về thương hiệu đó. Những loại sự kiện này được sử dụng như một chiến lược nhằm thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng.

Để có thể phát triển thương hiệu tối ưu nhất trong bữa tiệc ra mắt, các công ty sẽ tổ chức các buổi trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng với sản phẩm mới. Ví dụ: Một công ty công nghệ có thể tổ chức một bữa tiệc ra mắt với các màn trình diễn trực tiếp trên sản phẩm mới của họ, mang đến cho những người tham dự cơ hội được tự mình dùng thử. Bằng cách tổ chức hoặc tham gia các bữa tiệc ra mắt, các công ty có thể tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng cũng như thu hút thêm nhiều sự tò mò xung quanh sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

marketing tổ chức sự kiện

Tiệc ra mắt và Lễ kỷ niệm

Các buổi workshop

Workshop là một hoạt động nhóm được tổ chức để học hỏi và thực hành một kỹ năng hoặc chủ đề cụ thể. Workshop thường được tổ chức bởi các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có chuyên môn về chủ đề đó. Workshop có thể được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến.

Những sự kiện này có thể tạo ra sự tin cậy với thương hiệu, cải thiện tương tác với người dùng và thu hút khách hàng tiềm năng mới. Thực tế đã chứng minh rằng 40% doanh nghiệp tin rằng workshop là loại sự kiện có tác động mạnh nhất để đạt được mục tiêu kinh doanh của họ, giúp tạo cơ hội giới thiệu dịch vụ và kết nối với khách hàng.

marketing tổ chức sự kiện

hội thảo

Lợi ích của Marketing tổ chức sự kiện

Như đã biết thì tiếp thị sự kiện là một công cụ quan trọng trong việc thiết lập và phát triển thương hiệu. Tiếp thị sự kiện xây dựng các trải nghiệm cho phép khách hàng sử dụng trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Các sự kiện có thể tương tác trực tiếp hoặc qua mạng nhằm tạo cơ hội kết nối toàn diện giữa người tiêu dùng và thương hiệu. 

Tiếp thị sự kiện mang đến độ phủ sóng nhất định cho thương hiệu và nâng cao kiến thức cũng như tầm hiểu biết của người tiêu dùng thông qua các cuộc thảo luận với những chuyên gia trong ngành, phương tiện truyền thông và những người có tầm ảnh hưởng. Tóm lại, tiếp thị sự kiện là một chiến lược đáng để đầu tư cho các doanh nghiệp hay tổ chức phi lợi nhuận vì nó mang nhiều lợi ích không thể bỏ qua như tăng nhận diện thương hiệu, tạo sự uy tín với khách hàng và cuối cùng là tạo sự thành công cho kinh doanh.

Marketing tổ chức sự kiện tạo ra các cơ hội kinh doanh

Tiếp thị sự kiện ngoài việc xây dựng nhận thức thương hiệu thì còn là một vũ khí kinh doanh rất có tiềm năng. Bằng việc tổ chức các sự kiện quảng cáo táo bạo và độc đáo, các công ty tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ với khán giả của họ thông qua các sự kiện đó. Trên thực tế, 95% marketer tin rằng các sự kiện trực tiếp tác động lớn đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh chính.

Mặc dù tiếp thị sự kiện có thể tốn kém, nhưng mang lại lợi ích đáng kể. Qua việc tổ chức các sự kiện, công ty có thể tạo ra cơ hội kinh doanh và doanh thu mới, dẫn đến lợi nhuận đầu tư cao. Hơn nữa, sự kiện có thể tạo ấn tượng lâu dài đối với người tham dự, giúp tăng khả năng trung thành và ủng hộ thương hiệu.

Tiếp thị sự kiện gia tăng gắn kết khách hàng (customer engagement)

Tiếp thị sự kiện mang lại nhiều lợi ích quan trọng, nổi bật nhất là khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng. Tương tác trực tiếp là chìa khóa để củng cố uy tín của thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Tổ chức và tham gia các sự kiện cũng là một cách hiệu quả để tạo dựng hình ảnh về thương hiệu với khách hàng. Đặc biệt là khi họ tham gia và trải nghiệm các dịch vụ, sản phẩm tại cửa hàng.

Nguyên nhân mà các sự kiện thu hút nhiều khách hàng là vì các sự kiện đem đến trải nghiệm thực tế hấp dẫn, giúp khách hàng cảm nhận khách quan nhất về thương hiệu. Bằng cách tích cực tương tác với thương hiệu, người tiêu dùng sẽ có liên kết tình cảm với thương hiệu và trở thành một khách hàng trung thành. Điều này làm cho tiếp thị sự kiện trở thành một nhân tố quan trọng trong công cuộc phủ sóng thương hiệu và thúc đẩy lợi nhuận.

marketing tổ chức sự kiện

Tiếp thị sự kiện cung cấp customer engagement là gì

Tiếp thị sự kiện xây dựng nhận thức về thương hiệu

Ngoài khả năng tương tác với khách hàng, marketing tổ chức sự kiện còn có ưu điểm đáng chú ý khác là có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu. Dù là tổ chức hay tham gia một sự kiện, các công ty đều có cơ hội đặc biệt để giới thiệu thương hiệu và sản phẩm của mình một cách độc đáo. 

Các sự kiện cũng mang lại trải nghiệm sâu sắc cho người tham gia, cho phép họ được tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu và thử các sản phẩm của thương hiệu đó, ngoài ra còn có thể mở rộng kết nối để doanh nghiệp có thể thu hút thêm nhiều khách hàng hơn. 

Tóm lại, tiếp thị sự kiện là chiến dịch đáng để đầu tư.

marketing tổ chức sự kiện

Tiếp thị sự kiện xây dựng nhận thức về thương hiệu

Marketing tổ chức sự kiện hỗ trợ cung cấp kiến thức về sản phẩm, dịch vụ và ngành

Điểm hấp dẫn khác của chiến dịch tiếp thị sự kiện chính là khuyến khích giáo dục, cung cấp kiến thức về sản phẩm và ngành công nghiệp tương ứng. Tiếp thị sự kiện có sự chênh lệch với tiếp thị truyền thống vì có bao gồm thêm yếu tố giáo dục, trong đó người tham gia sẽ tìm hiểu thêm về thương hiệu và các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu đó. Tổ chức các sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhận thức về thương hiệu, đặc biệt là trong một thị trường đa dạng hiện nay.

Bất kể là sự kiện trực tiếp hay trực tuyến và không thiếu cơ hội tương tác cá nhân hấp dẫn giữa khán giả với thương hiệu. Tổ chức sự kiện là một phương pháp tuyệt vời để nâng cao nhận thức về thương hiệu, mở rộng cơ hội phát triển và nâng tầm hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

marketing tổ chức sự kiện

Tiếp thị sự kiện khuyến khích giáo dục sản phẩm và ngành

Ví dụ về marketing tổ chức sự kiện

Sau khi tìm hiểu về tiếp thị sự kiện cũng như các loại hình phổ biến thì đương nhiên sẽ có một ví dụ về trường hợp event marketing cực kỳ thành công và nổi bật. Cùng Viindoo xem qua các trường hợp này nhé!

I/O của Google

Nhắc đến tiếp thị sự kiện thành công thì không thể kể đến cuộc hội nghị Google I/O, đây là cuộc hội nghị hàng năm dành cho nhà phát triển do Google tổ chức. Google I/O kết hợp việc tổ chức các buổi giảng giáo dục từ các chuyên gia hàng đầu và khai thác tiềm năng quảng cáo sản phẩm, đồng thời cung cấp chương trình phát sóng chất lượng cao cho khán giả trực tuyến và ngoại tuyến. Nhờ khả năng tiếp cận cả đối tượng trực tuyến và ngoại tuyến, Google tận dụng tối ưu phạm vi tiếp cận của hội nghị và thiết lập liên kết với lượng lớn người quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của mình. 

Bên cạnh Google I/O, có nhiều ví dụ thành công khác về tiếp thị sự kiện, bao gồm sự kiện ra mắt sản phẩm, triển lãm thương mại và sự kiện cộng đồng. Những sự kiện này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và tạo kết nối trực tiếp với khách hàng. 

Để quảng bá những sự kiện này, các công ty đã sử dụng nhiều chiến lược, bao gồm phương tiện truyền thông xã hội tiện lợi, tiếp thị qua email, xây dựng trang web sự kiện, phát triển chiến dịch PPC và tận dụng Mạng hiển thị của Google. Cuối cùng, việc cung cấp quyền truy cập vào tài liệu hội nghị sau sự kiện có thể đảm bảo rằng tác động của tiếp thị của sự kiện đến với công chúng sẽ kéo dài một thời gian sau khi kết thúc.

marketing tổ chức sự kiện

Tiếp thị sự kiện Google I/O

Forbes Under 30 Summit

Forbes Under 30 summit là một trong các event marketing thành công, mục tiêu của hội nghị này là hướng đến những người trẻ. Hội nghị cung cấp những diễn giả thú vị, các bài thuyết trình và hoạt động giải trí cũng đầy sự hấp dẫn. 

Chiến dịch tiếp thị này kết hợp nội dung do người dùng tạo ra, tích hợp mạng xã hội, email cá nhân hóa và cuộc thi để tạo sự chú ý và thu hút khách hàng tham dự.

marketing tổ chức sự kiện

Forbes Under 30 summit

Fuckup nights

Ví dụ khác về một marketing tổ chức sự kiện thành công là Fuckup nights, một chuỗi sự kiện quốc tế bắt đầu ở Mexico vào năm 2012. 

Đây là một sự kiện khá đặc sắc vì tại đây các doanh nhân sẽ chia sẻ những thất bại của họ trong kinh doanh và bài học mà họ nhận ra được trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái.

Sự kiện này nổi bật ở chỗ tạo cơ hội cho khán giả học hỏi và rút ra những bài học hay những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước và đồng thời kết nối với các doanh nhân thành đạt khác.

tiếp thị evnt là gì

đêm chết tiệt

Mong là bài viết trên có thể hỗ trợ các bạn hiểu biết thêm về marketing tổ chức sự kiện và các loại hình khác nhau cũng như lợi ích của chúng. Viindoo chúc doanh nghiệp có thể tạo dựng được một chiến dịch event marketing phù hợp và thành công nhé!

Marketing tổ chức sự kiện: Các loại, lợi ích và ví dụ
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Thị Thanh Nhàn 27 tháng 3, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY