7 kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả

Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp gia tăng sự nhận biết thương hiệu và doanh số trên thị trường. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo các vấn đề trong bài viết dưới đây của Viindoo để có được những bí quyết và hướng đi hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

1. Dự báo và đưa ra kế hoạch nhập hàng và quản lý hàng tồn kho

Một kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ quan trọng đó là công ty cần gia tăng độ chính xác của dự báo nhu cầu người tiêu dùng để đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp. Đó là dự báo được doanh thu và những hàng hóa được tiêu thụ phổ biến trong tương lai. Độ chính xác của dự báo góp phần giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng đắn trong việc cung cấp sản phẩm và quản lí hàng tồn kho. Đồng thời yếu tố này còn làm giảm tình trạng hết hàng và giúp dòng tiền dương luôn được duy trì ổn định.

Dự báo được chia làm hai loại chính như sau:

  • Định lượng: Những dữ liệu cứng từ cửa hàng của công ty chẳng hạn như doanh thu, phân tích tiếp thị và các chỉ số kinh tế sẽ được sử dụng cho loại dự báo này.
  • Định tính: Dự báo sẽ sử dụng những phân tích từ chuyên gia, dữ liệu nghiên cứu từ thị trường và nhu cầu của người tiêu thụ.
Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻDoanh nghiệp đưa ra kế hoạch nhập hàng hiệu quả nhờ dự báo chính xác

>>>> Đọc Thêm Về: Phần mềm quản lý cửa hàng

2. Kết nối mọi bộ phận trong chuỗi cửa hàng trên cùng một hệ thống

Muốn tăng trưởng kinh doanh, công ty cần kết nối mọi bộ phận trong chuỗi cửa hàng trên cùng một hệ thống. Một hệ thống chuỗi cung ứng tiêu chuẩn giám sát tất cả quá trình sản xuất, từ sản phẩm thô đến quy trình sản xuất và cung cấp cho khách hàng. Việc tích hợp hệ thống cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp chính là chìa khóa cho sự thành công của chuỗi cung ứng.

Do đó, công ty cần kết nối với những đối tượng sau:

  • Nhà quy hoạch
  • Nhà sản xuất
  • Nhà phân phối
  • Người buôn bán
  • Người tiêu dùng
  • Người vận chuyển

Khi tất cả những bộ phận này cùng nhau hợp tác, công ty sẽ giảm thiểu được những bất trắc không mong muốn và tiết kiệm được chi phí. Đồng thời, công ty có thể tránh được tình trạng thiếu hụt lượng hàng trong kho do bán quá nhiều và không cần tốn nhiều thời gian cho việc đối chiếu hàng tồn kho.

quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻCác bộ phận được kết nối tạo thành hệ thống chuỗi cung ứng tiêu chuẩn
Viindoo CRM

All-in-one Viindoo Retail POS​

 MIỄN PHÍ MÃI MÃI​ 

Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng Viindoo Retail POS được tích hợp toàn diện các nghiệp vụ quản lý điểm bán

Dùng thử ngay or Liên hệ ngay

>>>> Đọc Thêm: Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng

3. Tổ chức đánh giá hiệu quả của từng cửa hàng bán lẻ​

Khi vận dụng kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi hệ thống cửa hàng để hiểu rõ khả năng quản lý cửa hàng cửa cấp dưới và các nhân viên. Thay vì đến trực tiếp mỗi cửa hàng để đánh giá, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ hay phần mềm quản lý để tiết kiệm chi phí và thời gian. Ngoài ra, phản hồi của khách hàng trên các mạng xã hội và kênh thương mại điện tử giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng của hàng tiêu thụ và kỹ năng chăm sóc khách hàng của nhân viên.

Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻPhản hồi của khách hàng giúp doanh nghiệp phát triển chuỗi cửa hàng

>>>> Xem Thêm:  Cá nhân hóa trong ngành bán lẻ

4. Nhân sự chất lượng tại các cửa hàng bán lẻ là yếu tố tiên quyết

Nhân sự có trình độ, tay nghề cao là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp của nhân viên và quản lý họ một cách nghiêm túc, bài bản. Cách quản lý nhân viên bán hàng ? Những điều sau đây sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình.

Quy chuẩn tiêu chí cho nhân sự

Chất lượng nhân sự đầu vào của chuỗi cửa hàng muốn đạt yêu cầu phải cần có bộ quy chuẩn tiêu chí. Sau đó là định hướng của người lao động trong khâu vận hành phải đảm bảo được sự thống nhất trong cả hệ thống bản lẻ. Cuối cùng là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thành lập bộ tiêu chuẩn đúng với thực tiễn, phù hợp với tình hình thị trường. Điều này nhằm giúp các cửa hàng có thể vận dụng được những yếu tố cạnh tranh

Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn

Bởi vì nhân sự chất lượng tại các cửa hàng bản lẻ là yếu tố tiên quyết, doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc nâng cao tay nghề của người lao động và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản. Thông qua các khóa đào tạo nội bộ, và các chương trình kết hợp với các trường cao đẳng, đại học nhằm tìm kiếm các sinh viên có tiềm năng, nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng.

Chế độ lương thưởng, đãi ngộ tốt

Những doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tốt cùng với tăng lương, thưởng sẽ là những doanh nghiệp có công tác quản trị nhân sự hiệu quả. Từ đó xây dựng được môi trường làm việc hòa đồng, văn hóa chuẩn mực, người lao động sẽ gắn bó lâu dài với công việc giúp hệ thống cửa hàng không còn tình trạng thất thoát lao động.

Sử dụng phần mềm ứng dụng vào quản trị nhân sự

Các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn không những về công tác quản lý nhân sự mà còn về quản lý nguyên vật liệu, hàng tồn kho, quản lý dữ liệu khách hàng, trở ngại trong trao đổi thông tin, điều phối nhân sự và đảm bảo an ninh. Vì thế trong bối cảnh làn sóng công nghệ ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp cần phải ứng dụng giải pháp quản lý nhân sự toàn diện để giải quyết những khó khăn của mình.

Nhờ có công nghệ mà các nhà phát triển đã đưa ra, các doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc quản trị nhân sự. Cụ thể:

  • Quản lý và hệ thống tất cả hồ sợ nhân sự trong công ty
  • Số hóa các bước tuyển dụng, đào tạo và kết nối nhân sự
  • Tự động hóa việc chấm công, tính lương,...
  • Tự động chấm điểm KPI
quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻNhân sự được đào tạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp

>>>> Đọc Thêm: Quản lý cửa hàng bán lẻ

5. Đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực tại trên toàn chuỗi

Một kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có đó chính là nhận thức được tầm quan trọng của việc lưu trữ dữ liệu. Bởi dữ liệu thông tin của khách hàng có thể bị rò rỉ bất cứ lúc nào nếu được lưu trữ riêng lẻ tại các chi nhánh cửa hàng. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin khách hàng và gửi báo cáo thủ công tại một điểm bán trong hệ thống cho nhà quản trị sẽ mất nhiều thời gian.

Điều này có thể được giải quyết bằng cách áp dụng phần mềm quản lý dữ liệu. Khi dữ liệu được số hóa, việc quản lý và tìm kiếm thông tin sẽ dễ dàng hơn. Phần mềm này cũng giúp công ty giảm thiểu tối đa việc chồng chéo dữ liệu, sai sót hay lưu lạc thông tin khách hàng.

Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻDữ liệu khách hàng được lưu trữ thuận tiện cho việc tìm kiếm

6. Quản lý chặt chẽ tài chính của các chuỗi cửa hàng

Việc quản lý chặt chẽ tài chính của các chuỗi cửa hàng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được lợi nhuận và quản lý nguồn vốn cũng như doanh số ổn định.

Các chỉ số tài chính được chia thành 3 loại chính sau đây:

  • Chỉ số dòng tiền
  • Chỉ số lãi lỗ
  • Tài sản đầu tư

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nắm rõ các phương pháp dưới đây để quản trị tài chính hợp lý:

  • Hiểu rõ tình hình tài chính của chuỗi cửa hàng bằng cách lập báo cáo, theo dõi thường xuyên
  • Cơ chế thu chi phải được điều chỉnh và chi phí đầu vào phải được cắt giảm hợp lý
  • Không ngừng tìm kiếm cơ hội trên thị trường tài chính để tiếp cận với nguồn vốn đầu tư
  • Trong quá trình vận hành phải tiết kiệm và giảm thiểu các chi phí thất thoát
Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻQuản lý tài chính đóng vai trò quan trọng đối với chuỗi cửa hàng

7. Gia tăng kết nối giữa các cửa hàng trong cùng chuỗi

Khi các cửa hàng trong hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ đạt được thành công. Vì thế việc gia tăng kết nối giữa các cửa hàng trong cùng chuỗi giúp các quản lý tại các cửa hàng chuỗi trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau nhằm tìm ra giải pháp thực tiễn nhất.

Những kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ được Viindoo chia sẻ trên đây có thể giúp các doanh nghiệp đứng vững và vượt qua những thử thách trên thị trường cạnh tranh. Chính các nhà quản lý chuỗi cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển hệ thống cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

>>>> Tiếp Tục Với:

Nguyen Jun 17 tháng 7, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Skill gap là gì? Cách xác định và thu hẹp khoảng cách năng lực