Quản trị doanh nghiệp là gì? 14 nguyên tắc quản trị trong doanh nghiệp cần phải nắm là gì? Hãy cùng Viindoo đến ngay với bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp hết tất cả những thắc mắc ở trên!
1. Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp hiểu đơn giản là các cơ chế, quy định được ban hành nhằm mục đích điều hành và kiểm soát quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của các quy định này là cân bằng cho quyền lợi của các bên có liên quan trong doanh nghiệp như: Người quản lý, cổ đông, khách hàng…
Quản trị doanh nghiệp là gì? Mục tiêu quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp là quá trình hoạt động liên tục, có tổ chức và mục đích của doanh nghiệp nhằm tác động đến tập thể những người lao động. Các cơ chế, quy định này sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng những tiềm năng và cơ hội của doanh nghiệp một cách tối ưu nhất để tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất, công bố thông tin, kiểm soát nội bộ…
>>>> Tìm Hiểu Thêm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Cách quản lý chi phí tối ưu
2. Chức năng của quản trị doanh nghiệp
2.1 Hoạch định chiến lược
Quản trị doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm xác định và đề ra các chiến lược để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu. Với các chiến lược được hoạch định sẵn, doanh nghiệp có thể xác định phương hướng cũng như dự đoán được những khả năng xảy ra và lên kế hoạch dự trù cho chúng.
Hoạch định chiến lược
Để thực hiện được chức năng hoạch định chiến lược, các nhà quản trị cần phải:
- Hiểu rõ được bối cảnh kinh doanh của thị trường ở ngoài doanh nghiệp
- Nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
- Xây dựng được mục tiêu
- Xác định các nguồn lực mà doanh nghiệp cần có và các bên liên quan
- Xác định các công việc sẽ được thực hiện trong phạm vi thời gian và nguồn lực sẵn có. Bên cạnh đó, các nhà quản trị cũng cần chỉ rõ được những điều kiện cần có để hoàn thành những mục tiêu đặt ra.
>>>> Đọc Chi Tiết: 4 chức năng quản trị là gì? Chi tiết vai trò của các chức năng
2.2 Tổ chức và thực hiện
Chức năng tổ chức và thực hiện của quản trị doanh nghiệp được thể hiện qua 3 mảng sau:
- Tổ chức và xây dựng bộ máy, sơ đồ tổ chức công ty kết cấu của doanh nghiệp thông qua các thứ tự, cấp bậc và vị trí. Trong đó, quyền lợi, phúc lợi và trách nhiệm của từng vị trí cần được mô tả rõ ràng, chi tiết.
- Phân công nguồn lực, nhân sự và công tác cho từng phòng ban của doanh nghiệp. Quá trình phân bổ này cần được thực hiện theo cấp độ từ lớn đến nhỏ: Công ty - Phòng ban - Nhóm làm việc - Cá nhân.
- DevXây dựng và ban hành chính sách cũng như các cơ chế để phối hợp, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách hiệu quả nhất.
Tổ chức và thực hiện
2.3 Quản lý, lãnh đạo
Sau khi đã xây dựng được nền tảng để hoạt động và công tác, quản trị doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện chức năng quản lý cũng như lãnh đạo nhân sự vận hành theo quy định. Trong quá trình này, các nhà quản trị cần thực hiện những hoạt động liên quan đến hành vi, chính sách, cơ chế và phong cách làm việc nhằm khuyến khích để nhân viên có thể nỗ lực làm việc.
Quản lý, lãnh đạo
2.4 Kiểm soát và điều chỉnh
Để đánh giá khách quan và cập nhật kịp thời về tình hình nội bộ của công ty, các nhà quản trị cần theo sát và thường xuyên kiểm tra quá trình mà doanh nghiệp hoạt động. Trong suốt quá trình này, quản trị doanh nghiệp sẽ giúp cho bạn nắm được những điểm mạnh cũng như bất cập còn tồn tại trong công ty. Từ đó, bạn có thể tiến hành điều chỉnh và cải thiện để chúng trở nên tốt hơn.
Kiểm soát và điều chỉnh
3. Nguyên tắc cần nắm khi quản trị doanh nghiệp
3.1 Chuyên môn và phân công hóa lao động
Chuyên môn hóa được hiểu là một hình thức phân công trong lao động. Theo đó, các cá nhân hoặc nhóm sẽ được phân công và tập trung hết nỗ lực của mình vào một lĩnh vực nhất định nào đó.
Chuyên môn và phân công hóa lao động
Nguyên tắc chuyên môn và phân công hóa lao động trong quản trị doanh nghiệp sẽ giúp công ty của bạn tăng hiệu quả và năng suất làm việc.
3.2 Tập trung hóa
Nguyên tắc tập trung hóa sẽ đem quyền lực tập trung vào tay của một hoặc một số nhà quản trị trong công ty. Tập trung hóa sẽ giúp cho những quyết sách trong doanh nghiệp trở nên thống nhất, quyết đoán và đạt được sự đồng thuận cao.
Nguyên tắc tập trung hóa
3.3 Thống nhất về mệnh lệnh
Để tránh sự bối rối khi triển khai công việc, nguyên tắc thống nhất về mệnh lệnh nên được thực hiện từ cả hai bên. Cụ thể:
- Lãnh đạo sẽ là người đưa ra các mệnh lệnh cho cấp dưới nằm trong phạm vi quyền hạn của mình
- Nhân viên sẽ làm theo mệnh lệnh của cấp trên mình
Thống nhất về mệnh lệnh
3.4 Thống nhất về đường lối
Trong một doanh nghiệp, các nhóm, phòng ban hay cá nhân có thể thực hiện những công việc khác nhau nhưng cần thống nhất về mục tiêu và định hướng chung do người đứng đầu đưa ra. Bên cạnh đó, các dự án, công việc nhỏ cũng cần được thống nhất trong một kế hoạch lớn và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
Thống nhất về đường lối
3.5 Thẩm quyền đi kèm với trách nhiệm tương ứng
Thẩm quyền và trách nhiệm được ví như hai mặt của một đồng xu. Trong quản trị doanh nghiệp, thẩm quyền đi kèm với trách nhiệm tương ứng được xem là một trong những nguyên tắc rất quan trọng.
Thẩm quyền đi kèm với trách nhiệm tương ứng
Những cá nhân có thẩm quyền cao và trách nhiệm lớn có thể tận dụng tối đa các nguồn lực để hoàn thành tốt công việc được đặt ra. Tuy nhiên, người nắm trong tay thẩm quyền cần phải chịu trách nhiệm với những quyết định mà mình đưa ra, đặc biệt là khi có sai phạm xảy ra.
3.6 Đặt lợi ích chung lên trên hết
Mục tiêu mà mọi chủ doanh nghiệp hướng đến đó chính là toàn bộ nhân viên trong công ty luôn cống hiến và làm việc hết mình dựa trên nguyên tắc đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích nhóm, cá nhân.
Đặt lợi ích chung lên trên hết
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc sẽ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn lợi ích xảy ra. Do đó, quản trị doanh nghiệp cần có trách nhiệm hòa giải những mâu thuẫn phát sinh và hướng chúng đến kết quả win - win.
3.7 “Xích lãnh đạo”
Trong một doanh nghiệp, mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo nên được duy trì ở mức cân bằng, không cần quá gần gũi hay xa cách. Mối quan hệ này cần được thể hiện rõ ràng, minh bạch và tránh các hành vi có tính chất lạm dụng, chèn ép…
Mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo nên được duy trì ở mức cân bằng
Những mệnh lệnh do lãnh đạo đưa ra phải được tuân thủ theo nguyên tắc rõ ràng, hợp lý và đảm bảo cho các bên có thể hiểu được và vận dụng linh hoạt, không quá cứng nhắc.
3.8 Trật tự
Quản trị doanh nghiệp nên thực hiện tốt việc xây dựng trật tự ở trong công ty. Nhìn chung, việc thiết lập trật tự có thể được thực hiện qua các việc như: Phân bổ vị trí, công việc cho nhân viên một cách cụ thể, rõ ràng…
Xây dựng trật tự trong doanh nghiệp
Tuy nhiên, việc thiết lập trật tự cần được thực hiện phù hợp, minh bạch để đảm bảo cho mọi nhân viên đều nắm được vị trí của mình trong mắt xích của doanh nghiệp.
3.9 Kỷ luật
Kỷ luật trong quản trị doanh nghiệp bao gồm những tiêu chuẩn thống nhất trong hành động và sự tuân thủ các quy tắc cũng như giá trị. Kỷ luật là một trong những yếu tố then chốt để một doanh nghiệp có thể hoạt động trơn tru.
Nguyên tắc kỷ luật
3.10 Sự công bằng
Sự công bằng sẽ làm cho nhân viên cảm thấy được tự do và thỏa mãn khi làm việc trong doanh nghiệp. Nếu quản trị doanh nghiệp đảm bảo được sự công bằng và công lý thì công ty sẽ hoạt động bền vững và củng cố được lòng trung thành của nhân viên nhiều hơn.
Nguyên tắc công bằng
3.11 Thù lao
Các nhà quản lý cần đảm bảo được rằng, mức thù lao mà mình trả cho nhân viên là xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Tuy nhiên, mức thù lao này cũng cần phải nằm trong khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Thù lao phù hợp với công sức nhân viên bỏ ra
3.12 Ổn định nhiệm vụ
Ổn định chính là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp được xem là hoạt động hiệu quả khi tạo được sự ổn định cho nhân viên và lãnh đạo để họ có thể yên tâm hoàn thành tốt công việc của mình.
Ổn định nhiệm vụ
3.13 Sáng kiến
Nhà quản trị doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường thoải mái và khuyến khích các nhân viên của mình thể hiện sáng kiến, ý tưởng cá nhân một cách tự do. Trong tháp của mỗi người, nhu cầu thể hiện bản thân được đề cao hơn cả.
Nguyên tắc sáng kiến
Dù nằm ở bất kỳ cấp bậc nào trong tổ chức, sự cống hiến nhiệt huyết đều xuất phát từ những người có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân và được công nhận.
3.14 Tinh thần đoàn kết
Có thể nói, sức mạnh lớn nhất được bắt nguồn từ tinh thần đoàn kết tập thể. Chính vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đảm bảo những chính sách, nguyên tắc quản lý do mình đặt ra có thể góp phần tạo nên mối quan hệ gắn kết của các nhân viên trong công ty. Từ đó, khối đoàn kết nội bộ sẽ được thành lập và tạo nên sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp.
Tinh thần đoàn kết
Viindoo hy vọng với bài viết trên, bạn đã nắm rõ được quản trị doanh nghiệp là gì và 14 nguyên tắc cần nắm khi quản trị. Nếu bạn cần được tư vấn cụ thể các giải pháp quản trị doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây: