Demo video: Tùy chỉnh Website Viindoo
Mô tả
- Vấn đề
Với mô đun viin_studio, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa các mô đun hoặc thêm một mô đun mới. Tuy nhiên viin_studio mặc định chỉ tương thích với giao diện desktop và không hỗ trợ các thiết bị di động có màn hình nhỏ hơn như điện thoại hay máy tính bảng.
Vì vậy, kích thước của phông chữ và các đối tượng khác sẽ không đủ lớn để có thể sử dụng mô đun này trên các thiết bị di động.
- Giải pháp
Mở rộng tính năng cho viin_studio, mô đun này hỗ trợ Web Responsive giúp tự động tối ưu giao diện trên các thiết bị di động. Qua đó, bạn có thể sử dụng viin_studio một cách linh hoạt hơn.
Ấn bản được Hỗ trợ
- Ấn bản Community
- Ấn bản Enterprise
Cài đặt
- Truy cập Ứng dụng.
- Tìm từ khóa viin_studio_web_responsive.
- Bấm chọn Cài đặt.
Sau khi cài module này, module sau sẽ được tự động cài: viin_studio và web_responsive.
Hướng dẫn sử dụng
Video hướng dẫn: Tùy chỉnh Website Viindoo
Đối với thiết bị máy tính, laptop
Người dùng click chuột phải vào 1 khoảng trắng, truy cập: Inspect > Toggle Device Tool Bar > Dimension (Chính là nút F12 trên bàn phím). Sau đó chọn hiển thị theo chế độ máy tính bảng hoặc các thiết bị khác.
Đối với các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại
Truy cập ứng dụng Viindoo Studio và thực hiện chỉnh sửa theo nhu cầu. Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện trên hướng dẫn sử dụng của module viin_studio.
Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng hạn chế GNU. Bản dịch này không do Free Software Foundation xuất bản và
không đưa ra các điều khoản phân phối phần mềm hợp pháp có sử dụng GNU LGPL - điều khoản này chỉ hợp pháp khi được tuyên bố tại bản gốc
GNU LGPL bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng bản dịch này sẽ giúp người Việt Nam hiểu rõ hơn về nội dung của GNU LGPL.
GIẤY PHÉP CÔNG CỘNG HẠN CHẾ GNU
Phiên bản 3, ngày 29/7/2007
Bản quyền © 2007 thuộc về Free Software Foundation, Inc. <https://fsf.org/>
Mọi người được phép sao chép và phân phối nguyên trạng các bản sao của tài liệu giấy phép này nhưng không được thay đổi nếu chưa được chấp thuận.
Phiên bản này của Giấy phép Công Cộng Hạn chế GNU được kết hợp với các điều khoản và điều kiện của phiên bản 3 của Giấy phép Công cộng GNU,
được bổ sung bằng các quyền bổ sung theo liệt kê dưới đây.
0. Định nghĩa Bổ sung.
"Giấy phép này" được đề cập tại đây được hiểu là Giấy phép Công Cộng Hạn chế GNU phiên bản 3, và "GNU GPL" được hiểu là Giấy phép Công Cộng GNU phiên bản 3.
Giấy phép Công Cộng GNU phiên bản 3.
"Thư Viện" được hiểu là sản phẩm được bảo hộ chịu điều chỉnh theo Giấy phép này, không phải là Ứng dụng hay Sản phẩm Kết hợp như định nghĩa dưới đây.
"Ứng dụng" là bất kỳ sản phẩm nào sử dụng giao diện do Thư viện cung cấp, nhưng không dựa trên Thư viện. Định dạng phân loại một cấp do Thư viện xác định
được coi là một chế độ sử dụng giao diện do Thư viện cung cấp.
"Sản phẩm Kết hợp" là sản phẩm được tạo nên từ sự kết hợp hoặc liên kết Ứng dụng với Thư viện. Phiên bản của Thư viện mà Tác phẩm Kết hợp được tạo ra còn
được gọi là "Phiên bản Liên kết".
"Nguồn Tương ứng Tối thiểu" đối với một Sản phẩm Kết hợp là Nguồn Tương ứng của Sản phẩm Kết hợp, không bao gồm bất kỳ mã nguồn nào của từng phần của Sản phẩm
Kết hợp, được coi là riêng biệt, dựa trên Ứng dụng mà không phải trên Phiên bản Liên kết.
"Mã Ứng dụng Tương ứng" đối với một Sản phẩm Kết hợp là mã đối tượng và/hoặc mã nguồn của Ứng dụng, bao gồm bất kỳ dữ liệu và chương trình tiện ích nào cần thiết
để tái tạo Sản phẩm Kết hợp từ Ứng dụng, nhưng ngoại trừ Thư viện hệ thống của Sản phẩm Kết hợp.
1. Ngoại lệ đối với Phần 3 của GNU GPL.
Bạn có thể chuyển giao sản phẩm được bảo hộ theo Mục 3 và 4 của Giấy phép này mà không bị ràng buộc bởi Mục 3 của GNU GPL.
2. Chuyển giao các Phiên bản Tùy biến.
Nếu bạn tuỳ biến một bản sao của Thư viện, trong các sửa đổi của mình, một tiện ích dẫn chiếu đến một chức năng hoặc dữ liệu được cung cấp bởi một Ứng dụng có
sử dụng tiện ích đó, (không phải là một đối số được truyền khi tiện ích đó được gọi), thì bạn có thể chuyển giao một bản sao của phiên bản đã sửa đổi:
a) theo Giấy phép này, miễn là bạn cố gắng thực hiện một nỗ lực thiện chí để đảm bảo rằng, trong trường hợp một ứng dụng không cung cấp chức năng hay dữ liệu,
tiện ích vẫn hoạt động, và thực hiện duy trì hoạt động của bất cứ phần nào theo mục đích, hoặc
b) theo GNU GPL, không có bất kỳ quyền bổ sung nào của Giấy phép này được áp dụng cho bản sao đó.
3. Mã đối tượng Kết hợp với Tài liệu từ Tệp Thư viện có định dạng Header.
Dạng mã đối tượng của Ứng dụng có thể kết hợp tài liệu từ tệp định dạng header là một phần của Thư viện. Bạn có thể truyền tải mã đối tượng như vậy theo các
điều kiện bạn lựa chọn, với điều kiện là, nếu tài liệu được kết hợp không giới hạn ở các tham số số, bố cục cấu trúc dữ liệu và trình truy cập, hoặc
macro nhỏ, hàm nội tuyến và mẫu (độ dài mười dòng trở xuống), bạn được thực hiện cả hai điều sau:
a) Đưa ra thông báo nổi bật với mỗi bản sao của mã đối tượng rằng Thư viện được sử dụng trong đó và Thư viện cũng như việc sử dụng nó được bảo hộ bởi Giấy phép này.
b) Mã đối tượng đi kèm với bản sao GNU GPL và tài liệu cấp phép này.
4. Sản phẩm Kết hợp.
Bạn có thể chuyển giao Sản phẩm Kết hợp theo điều khoản tùy ý được thực hiện cùng nhau, không hạn chế việc sửa đổi các phần của Thư viện có trong Sản phẩm Kết hợp và
nếu như bạn cũng thực hiện các việc sau:
a) Đưa ra thông báo nổi bật với mỗi bản sao của Sản phẩm Kết hợp mà Thư viện được sử dụng trong đó, Thư viện và việc sử dụng nó được bao gồm trong Giấy phép này.
b) Sản phẩm Kết hợp đính kèm với một bản sao của GNU GPL và tài liệu cấp phép này.
c) Đối với Sản phẩm Kết hợp có hiển thị thông báo bản quyền trong khi thực hiện, hãy lưu thông báo về tác quyền cho Thư viện trong số các thông báo này,
cũng như một chỉ dẫn người dùng tới các bản sao của GNU GPL và giấy phép này.
d) Thực hiện một trong các điều sau:
0) Chuyển giao Nguồn Tương ứng Tối thiểu theo Giấy phép này và Ứng dụng Tương ứng theo một hình thức phù hợp và theo các điều khoản được cho phép,
người dùng kết hợp lại hoặc liên kết lại Ứng dụng với một phiên bản đã sửa đổi của Phiên bản Liên kết để tạo ra một Sản phẩm Kết hợp được tùy biến
theo phương thức được quy định tại Mục 6 của GNU GPL để chuyển giao Nguồn Tương ứng.
1) Sử dụng cơ chế thư viện dùng chung phù hợp để liên kết với Thư viện. Cơ chế phù hợp là cơ chế (a) sử dụng tại thời điểm chạy bản sao của Thư viện
đã có trên hệ thống máy tính của người dùng và (b) sẽ hoạt động bình thường với phiên bản đã sửa đổi của Thư viện và tương thích với giao diện
với Phiên bản Liên kết.
e) Cung cấp thông tin thiết lập chỉ khi bạn được yêu cầu cung cấp thông tin đó theo Mục 6 của GNU GPL và chỉ trong phạm vi cần thiết để cài đặt và
chạy phiên bản sửa đổi của Sản phẩm Kết hợp được tạo ra bằng cách kết hợp lại hoặc liên kết lại Ứng dụng với phiên bản đã được sửa đổi của Phiên bản Liên kết.
(Nếu bạn sử dụng tùy chọn 4d0, Thông tin thiết lập phải đi kèm với Nguồn Tương ứng Tối thiểu và Mã Ứng dụng Tương ứng. Nếu bạn sử dụng tùy chọn 4d1,
bạn phải cung cấp Thông tin thiết lập theo phương thức được chỉ định theo Mục 6 của GNU GPL để chuyển giao Nguồn Tương ứng.)
5. Thư viện Kết hợp.
Bạn có thể bố trí các tiện ích thư viện như một sản phẩm dựa trên Thư viện, ở cạnh nhau trong một thư viện cùng với các tiện ích thư viện khác
không phải là Ứng dụng và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Giấy phép này, và chuyển giao một thư viện kết hợp như vậy theo các điều khoản
mà bạn lựa chọn, nếu bạn làm cả hai điều sau:
a) Đính kèm theo thư viện kết hợp một bản sao của cùng một sản phẩm dựa trên Thư viện, không kết hợp với bất kỳ tiện ích thư viện nào khác,
được chuyển giao theo các điều khoản của Giấy phép này.
b) Đưa ra thông báo nổi bật với thư viện kết hợp về việc một phần của nó là một sản phẩm dựa trên Thư viện và giải thích nơi cần tìm hình
thức không kết hợp đi kèm của cùng một sản phẩm.
6. Các Phiên bản được Sửa đổi của Giấy phép Công cộng Hạn chế GNU.
Free Software Foundation có thể phát hành phiên bản sửa đổi và/hoặc phiên bản mới của Giấy phép Công cộng Hạn chế GNU theo từng thời điểm.
Các phiên bản mới sẽ có tinh thần tương tự như phiên bản hiện tại, nhưng có thể khác về chi tiết giải quyết các vấn đề hoặc những lo ngại mới.
Mỗi phiên bản được đánh số khác nhau để phân biệt. Nếu Chương trình nêu rõ rằng sẽ áp dụng một phiên bản Giấy phép Công cộng Hạn chế GNU cụ
thể nào đó hoặc "bất kỳ phiên bản mới hơn" thì bạn có thể tùy chọn các điều khoản và điều kiện tuân thủ theo các phiên bản được đánh số đó
hoặc theo bất kỳ phiên bản nào mới hơn được công bố bởi Free Software Foundation. Trong trường hợp Chương trình không xác định phiên bản
Giấy phép Công cộng Hạn chế GNU được áp dụng thì bạn có thể lựa chọn bất kỳ phiên bản nào được công bố bởi Free Software Foundation.
Nếu Thư viện bạn nhận được đã chỉ ra rằng một người đại diện có thể quyết định về phiên bản của Giấy phép Công cộng Hạn chế GNU trong
tương lai có thể được áp dụng, thì tuyên bố chấp nhận phiên bản công khai của người đại diện đó sẽ cho phép bạn áp dụng phiên bản đó cho Thư viện.