Mô hình kinh doanh là cơ sở quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp. Bởi nó giúp doanh nghiệp xác định chiến lược và mục tiêu phát triển. Ở Việt Nam, có nhiều loại mô hình kinh doanh phổ biến được áp dụng thành công. Vậy đó là những loại mô hình nào? Cùng Viindoo tìm hiểu ngay!
Mô hình kinh doanh là gì và các thành phần chính
Mô hình kinh doanh là cách doanh nghiệp tổ chức và thực hiện các hoạt động để tạo ra ra giá trị và lợi nhuận. Nó mô tả cách thức mà doanh nghiệp dùng để xây dựng, triển khai và quản lý những hoạt động kinh doanh. Bao gồm xác định sản phẩm/ dịch vụ, thị trường mục tiêu hay dự phòng các khoản chi phí để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp đoán được xu hướng tương lai
Mô hình kinh doanh giữ vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp mới thu hút đầu tư, mang đến động lực làm việc cho nhân viên. Đối với những doanh nghiệp lâu năm, mô hình giúp họ dự đoán xu hướng, thách thức hiện tại cũng như trong tương lai.
Mô hình kinh doanh hiện nay bao gồm các thành phần chính sau:
- Sản phẩm/ dịch vụ: Đây là phần cốt lõi, cung cấp giá trị cho khách hàng và tạo ra doanh thu.
- Khách hàng: Mô hình kinh doanh cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tập trung vào việc phát triển và tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất.
- Kênh phân phối: Đây là phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để đưa sản phẩm/ dịch vụ đến tay khách hàng. Bao gồm cửa hàng bán lẻ, trang web, đại lý, ứng dụng di động, đối tác kinh doanh,...
- Cạnh tranh: Một mô hình kinh doanh cần phải phân tích và hiểu rõ về thị trường cạnh tranh để đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp. Điều này giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ.
- Cấu trúc chi phí: Xác định các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý tài chính và định giá sản phẩm hợp lý.
- Doanh thu: Xác định nguồn doanh thu tiềm năng và phương thức thu hút khách hàng để tạo ra doanh thu. Các nguồn doanh thu bao gồm doanh số bán hàng, quảng cáo, thuê bao, dịch vụ gia hạn, hoa hồng,...
- Đối tác và nguồn lực: Mô hình kinh doanh có thể phụ thuộc vào việc thiết lập mối quan hệ với các đối tác. Đồng thời mô hình tận dụng các nguồn lực bên ngoài để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
Top 10 popular business models today
Mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng một mô hình kinh doanh khác nhau. Dưới đây là 10 mô hình phổ biến nhất:
Mô hình bán lẻ B2B2C
B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình hợp tác giữa hai đơn vị kinh doanh (B2B) để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng (B2C). Mô hình này tận dụng những ưu điểm của cả hai mô hình để tối ưu hoá quá trình kinh doanh. Ví dụ: Các cửa hàng bán lẻ, đại lý, nhà phân phối sẽ mua hàng từ các nhà cung cấp trên một nền tảng để bán lẻ cho người tiêu dùng.
Mô hình B2B2C tối ưu hóa chi phí cho người dùng cuối cùng
Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Ở mô hình này, bên nhượng quyền cung cấp giấy phép kinh doanh, tài liệu đào tạo và hỗ trợ cho bên được nhượng quyền. Bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ,... Về phía bên được nhượng quyền sẽ trả tiền bản quyền để sử dụng tên thương hiệu và bán sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền. Ngoài ra, bên được nhượng quyền cũng có thể phải trả một phần trăm doanh thu tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Ví dụ: Chè Chang Hi, Bánh mì chả cá má Hai, Trung Nguyên E-Coffee,...
Mô hình chuyển nhượng kinh doanh
Mô hình Agency
Các công ty Agency chuyên tư vấn và cung cấp giải pháp marketing, truyền thông cho các đơn vị khác. Họ là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và có khả năng tạo ra những chiến lược truyền thông hiệu quả.
Mô hình Agency đơn giản, có hệ thống rõ ràng
Mô hình phát triển của một agency đơn giản, có thể được mô tả như sau:
- Xây dựng một hệ thống khách hàng tiềm năng ổn định.
- Thành lập một đội ngũ chuyên nghiệp để quản lý và vận hành các dự án.
- Phát triển agency thông qua việc mở rộng và xây dựng các dự án kế tiếp.
Mô hình kinh doanh online
Mô hình kinh doanh online ngày càng trở nên phổ biến và sôi động trong thời đại công nghệ phát triển. Hình thức kinh doanh này thường được thực hiện trên các nền tảng như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử và website. Mô hình kinh doanh online có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với mô hình truyền thông. Bao gồm:
- Chi phí nhân viên, chi phí tiền mặt được tiết kiệm hơn.
- Tiếp cận khách hàng với phạm vi rộng lớn.
- Khách hàng có thể lựa chọn và thanh toán tiện lợi hơn.
Mô hình kinh doanh online có nhiều điểm vượt trội
Mô hình online được đánh giá là thuận lợi cả cho người bán và người mua. Người bán bắt đầu kinh doanh dễ dàng và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Người mua có thể mua sắm bất kể nơi đâu, thời gian nào. Đây chính là lý do vì sao việc bán hàng online được xem là xu hướng của hiện tại và tương lai.
Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết là phương thức kiếm tiền thông qua việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của người khác trên các nền tảng trực tuyến. Người tiếp thị sẽ nhận được phần trăm hoa hồng khi khách hàng click vào mua hàng hoặc xem thông tin sản phẩm/dịch vụ thông qua liên kết họ cung cấp.
Người tiếp thị nhận được phần trăm hoa hồng khi có người click vào link họ cung cấp
Ví dụ, các KOL/Reviewer trên Facebook, TikTok, … kiếm tiền hoa hồng bằng cách giới thiệu sản phẩm trên sàn thương mại Lazada và Shopee. Họ gắn đường liên kết của sản phẩm tiếp thị vào bài viết hoặc video. Khi có người click vào mua hàng hay xem sản phẩm thông qua liên kết. Lúc này, họ sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
Mô hình kinh doanh ngành giáo dục
Mô hình này là một hình thức kinh doanh dựa trên sản phẩm ngách trong lĩnh vực giáo dục. Doanh nghiệp hoạt động bằng cách kết hợp giữa mô hình Freemium và mô hình đăng ký. Ví dụ điển hình là ứng dụng ELSA English – ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến. Người dùng có thể tải và học miễn phí một số bài học cơ bản. Tuy nhiên, để có truy cập vào nhiều bài học và sử dụng các tính năng nâng cao, người dùng sẽ cần phải đăng ký mua phiên bản trả phí medium.
Mô hình kinh doanh ngành giáo dục cần đăng ký và trả phí để sử dụng tính năng cao
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Mô hình này tận dụng ưu điểm của internet, cho phép người mua và người bán kết nối và thực hiện giao dịch qua các cửa hàng trực tuyến. Tại Việt Nam, có một số trang thương mại điện tử áp dụng mô hình này thành công như Tiki, Sendo, Shopee, Lazada, …
Shopee, Lazada sử dụng mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh đăng ký
Mô hình kinh doanh đăng ký thường có 2 dạng:
- Đăng ký mua 1 lần và dùng sản phẩm trọn đời
- Đăng ký mua dịch vụ/sản phẩm hàng tháng/ hàng năm.
Netflix sử dụng mô hình đăng ký để thu lợi nhuận
Ví dụ: Netflix, Amazon (với dịch vụ Prime) và LinkedIn đã sử dụng mô hình đăng ký để tạo nguồn thu. Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cần liên tục cung cấp sản phẩm/ dịch vụ mới hoặc nội dung thiết thực.
Mô hình lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm
This business model focuses on creating customer passion for a specific product of the business. Once they have created interest from consumers, businesses will take advantage of the opportunity to cross-sell products of higher value.
Tạo niềm tin để bán các sản phẩm đi kèm tạo ra doanh thu cao
Mô hình kinh doanh Freemium
Mô hình này rất phổ biến trong các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm Software as a Service (SaaS). Nó hoạt động dựa trên việc cung cấp sử dụng miễn phí cùng với dịch vụ trả phí. Sản phẩm có thể được sử dụng miễn phí trong thời gian ngắn hoặc chỉ được sử dụng một số tính năng cơ bản. Để tiếp tục sử dụng trong thời gian dài hoặc có quyền truy cập các tính năng nâng cao, khách hàng sẽ phải trả phí.
Ví dụ, ứng dụng từ điển Hán Ngữ Hanzii Dict cung cấp phiên bản miễn phí với tính năng tra cứu, dịch và tạo flashcard ôn tập. Một khi người dùng nâng cấp lên phiên bản trả phí. Họ sẽ có quyền sử dụng các tính năng mở rộng như thống kê học tập, xóa quảng cáo, luyện thi HSK, sổ tay thành ngữ chuyên ngành cao cấp, …
Mô hình Freemium cần phải trả phí để sử dụng những tính năng nâng cấp
Các bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả
Xây dựng mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và tạo ra chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Để xây dựng một kế hoạch kinh doanh, bạn có thể tham khảo những bước sau:
Bước 1: Xây dựng ý tưởng mô hình kinh doanh
Bước đầu tiên là phát triển một ý tưởng kinh doanh có tính sáng tạo và khả thi. Ý tưởng này phải đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại giá trị cho khách hàng. Để thực hiện điều này, bạn cần thực hiện các hoạt động như sau:
- Phân tích thị trường: Xác định được nhu cầu và xu hướng thị trường hiện nay.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bạn quan tâm.
- Đánh giá khả năng thực hiện: Xem xét nguồn lực và kiến thức bạn cần để thực hiện ý tưởng.
- Tìm kiếm sự khác biệt: Xác định được điểm mạnh và sự khác biệt của ý tưởng so với đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có sự khác biệt, có nét độc đáo và thu hút khách hàng.
Bước 2: Đặt ra các mục tiêu kinh doanh
Sau khi phát triển được ý tưởng kinh doanh, bạn cần phải đặt ra mục tiêu kinh doanh rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu kinh doanh cần phải chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau. Bao gồm giai đoạn dài hạn, giai đoạn ngắn hạn và đồng thời đảm bảo chúng có thể đo lường được bằng các con số cụ thể. Ví dụ như số lượng sản phẩm bán ra, doanh thu, lợi nhuận, … Các bước bạn cần thực hiện gồm:
- Xác định mục tiêu: Đặt ra các mục tiêu kinh doanh cụ thể, rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch hành động: Xác định cụ thể các hành động cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Theo dõi và đánh giá: Thường xuyên theo dõi tiến độ và đánh giá các kết quả đạt được để có những điều chỉnh kịp thời.
Có 5 bước cơ bản để xây dựng mô hình kinh doanh
Bước 3: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Quá trình này bao gồm:
- Phân tích nhu cầu khách hàng: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, nhu cầu và mong muốn của họ.
- Đánh giá đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng cũng như chiến lược kinh doanh của họ.
- Xác định thách thức và cơ hội: Đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bao gồm xu hướng thị trường, pháp lý, công nghệ, kinh tế và xã hội.
Bước 4: Thiết lập mô hình SWOT
Mô hình SWOT là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để xác định điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức. Các bước bao gồm:
- Phân tích điểm mạnh (Strengths): Xác định các yếu tố bên trong giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
- Phân tích điểm yếu (Weaknesses): Xác định các yếu tố bên trọng cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
- Phân tích cơ hội (Opportunities): Xác định các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển.
- Phân tích thách thức (Threats): Xác định các yếu tố bên ngoài có thể gây nguy hại cho doanh nghiệp.
Bước 5: Xây dựng mô hình kinh doanh và công việc thực hiện
Đây là bước quan trọng nhất để biến kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, bao gồm các bước sau:
Định hướng mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp xác định cách thức hoạt động và tạo ra giá trị cho khách hàng.
- Lập kế hoạch chi tiết: Xây dựng các kế hoạch chi tiết như kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, quản lý nhân sự, quản trị tài chính,…
- Tổ chức thực hiện: Phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban và cá nhân cụ thể. Đồng thời đảm bảo các kế hoạch được phân chia chặt chẽ, hiệu quả.
- Đánh giá và điều chỉnh: Liên tục đánh giá các kết quả và điều chỉnh nếu mắc phải những lỗi nhỏ. Điều này nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng, thị trường.
Phần mềm quản trị doanh nghiệp Viindoo - Phần mềm quản lý mô hình kinh doanh hiện đại
Viindoo cung cấp một bộ sản phẩm quản trị doanh nghiệp rất đa dạng và toàn diện. Từ đó giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là một số phần mềm quản trị chính của Viindoo, cùng với những tính năng nổi bật:
- Viindoo Accounting: Trung tâm tiếp nhận, quản lý và xử lý tất cả dữ liệu kế toán theo thời gian thực.
- Viindoo HRM: Với phương châm "Lấy con người làm trung tâm" để tạo dựng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây là giải pháp đáp ứng mọi nhu cầu quản lý, vận hành và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp toàn diện.
- Viindoo Omnichannel: Quản lý hoạt động bán hàng hiệu quả, hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị.
- Viindoo E-Office: Số hóa toàn bộ hoạt động vận hành, quản lý doanh nghiệp, tăng hiệu quả công việc.
- Viindoo MRP: Quản lý, cải thiện và tự động hóa toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Viindoo SCM: Kết nối mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng với các quy trình được chuẩn hóa và quy tắc tự động.
- Viindoo Marketing: Thu hút khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và phát triển chiến lược marketing phù hợp.
- Viindoo Website: Build brand trust, seize all chances to capture and turn visitors into leads.
Viindoo - địa chỉ cung cấp mô hình kinh doanh hiệu quả
Mô hình kinh doanh là một nền tảng cần xây dựng để đạt được sự thành công cho mọi doanh nghiệp. Do đó, bạn cần phải xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng và có những bước đi chắc chắn. Nếu bạn đang còn khó khăn không biết nên sử dụng mô hình kinh doanh thì thì hãy liên hệ Viindoo qua hotline: +84 225 730 9838 ngay nhé. Chắc chắn Viindoo sẽ cung cấp cho bạn mô hình khởi nghiệp hiệu quả.