Kênh phân phối hiệu quả đưa sản phẩm đến khách hàng

Cùng Viindoo khám phá hệ thống kênh phân phối đa dạng, cách lựa chọn kênh phù hợp để đưa sản phẩm của bạn đến tay khách hàng tiềm năng.

Kênh phân phối là gì và tầm quan trọng của chúng đối với kinh doanh là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết này, Viindoo sẽ chia sẻ về đặc điểm của kênh bán lẻ và bán buôn trong chiến lược marketing của công ty, giúp bạn tìm ra hình thức bán hàng phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

Tìm hiểu về kênh phân phối 

Hệ thống kênh phân phối là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào trong marketing? Mời các bạn tham khảo nội dung bên dưới nhé!

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là hệ thống gồm các tổ chức và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp tham gia vào quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Đây chính là cầu nối giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. 


kênh phân phối

Kênh phân phối là cầu nối thiết yếu, đảm bảo sự kết nối mượt mà và hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

Nó đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing. Trên thị trường có các loại kênh phân phối khác nhau, và việc lựa chọn kênh nào phụ thuộc vào loại sản phẩm cũng như thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Sử dụng chúng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.

Tầm quan trọng của kênh phân phối

Tầm quan trọng của kênh phân phối đối với doanh nghiệp

  • Là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất và khách hàng, giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và kịp thời, vượt qua các rào cản về không gian và thời gian.
  • Đưa sản phẩm đến nhiều điểm bán lẻ, từ đó tăng cường tiếp xúc, quảng bá và mở rộng thị trường một cách hiệu quả.
  • Thông qua hệ thống kênh phân phối, nhà sản xuất có thể nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng và thông tin về đối thủ cạnh tranh.
  • Kênh phân phối còn hỗ trợ nhà sản xuất trong việc chăm sóc khách hàng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, vận chuyển và xử lý các khiếu nại, thắc mắc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Tầm quan trọng của kênh phân phối đối với Khách hàng

  • Đảm bảo cung ứng sản phẩm nhanh chóng và tiện lợi thông qua các siêu thị, nhà phân phối và điểm bán lẻ, giúp khách hàng không cần phải đến tận nơi sản xuất.
  • Khách hàng dễ dàng lựa chọn và mua hàng nhờ trưng bày sản phẩm và thông tin giới thiệu chi tiết.
  • Các nhà phân phối hỗ trợ tư vấn, giải quyết các vấn đề bảo hành và bảo dưỡng, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.

Các kênh phân phối phổ biến hiện nay

Hiện nay, có các loại kênh phân phối phổ biến giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Và dưới đây là 4 kênh phân phối phổ biến hiện nay.

các loại kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối gồm 4 loại phổ biến hiện nay

Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp là phương thức mà sản phẩm được bán thẳng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, bỏ qua các khâu trung gian. Phương thức này có thể được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

  • Phân phối trực tiếp qua Internet
  • Phân phối qua nhân viên bán hàng trực tiếp
  • Phân phối qua cửa hàng bán lẻ trực thuộc

Ưu điểm và hạn chế của hệ thống kênh phân phối trực tiếp

Ưu điểm

Hạn chế

  • Tăng cường mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động bán hàng, chăm sóc và hậu mãi.
  • Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm khi bán hàng trực tiếp, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu.
  • Giảm chi phí phân phối do không cần phải trả hoa hồng cho các trung gian.
  • Đòi hỏi vốn đầu tư lớn để xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến, đào tạo nhân viên bán hàng trực tiếp hoặc mở các cửa hàng bán lẻ trực thuộc.
  • Khó tiếp cận với thị trường rộng lớn, vì nhà sản xuất có thể thiếu nguồn lực để xây dựng hệ thống bán hàng rộng khắp.

Kênh phân phối gián tiếp  

Hệ thống kênh phân phối gián tiếp là phương thức mà sản phẩm được bán thông qua một hoặc nhiều trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối này có thể được phân thành ba cấp độ sau:

  • Kênh phân phối một cấp: Nhà sản xuất → Nhà bán lẻ → Người tiêu dùng
  • Kênh phân phối hai cấp: Nhà sản xuất → Nhà bán buôn → Nhà bán lẻ → Người tiêu dùng
  • Kênh phân phối ba cấp: Nhà sản xuất → Môi giới → Nhà bán buôn → Nhà bán lẻ → Người tiêu dùng

Ưu điểm và hạn chế của hệ thống kênh phân phối gián tiếp

Ưu điểm

Hạn chế

  • Mở rộng khả năng thâm nhập thị trường nhờ mạng lưới phân phối rộng rãi của các trung gian.
  • Giảm chi phí đầu tư cho nhà sản xuất bằng cách ủy thác một số hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi cho các trung gian.
  • Khó có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ khi bán hàng qua kênh phân phối gián tiếp. 
  • Chi phí phân phối cao do nhà sản xuất phải trả tiền công cho các trung gian.

Kênh phân phối tiếp thị liên kết  

Kênh phân phối tiếp thị liên kết là một kênh gián tiếp, trong đó các thành viên nhận hoa hồng khi giới thiệu khách hàng mua sản phẩm.

Trong hệ thống này, các thành viên được gọi là nhà phân phối tiếp thị liên kết. Nhà phân phối tiếp thị liên kết có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc thậm chí là chính người tiêu dùng.

Ưu điểm và hạn chế của hệ thống kênh phân phối tiếp thị liên kết

Ưu điểm

Hạn chế

  • Nhờ vào mạng lưới rộng khắp của các nhà phân phối liên kết, sản phẩm có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.
  • Hệ thống tiếp thị liên kết thường sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa chiến lược phân phối.

  • Khó kiểm soát cách thức và nội dung mà các nhà phân phối liên kết sử dụng để quảng bá sản phẩm, dẫn đến rủi ro về hình ảnh và uy tín.
  • Các nhà phân phối liên kết có thể sử dụng các phương thức gian lận để tăng hoa hồng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Kênh phân phối đa cấp

Kênh phân phối đa cấp là một kênh gián tiếp, trong đó các thành viên vừa đóng vai trò là nhà bán lẻ vừa là nhà phân phối. Họ được hưởng hoa hồng không chỉ từ việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà còn từ việc tuyển dụng các thành viên mới vào hệ thống.

Hệ thống kênh phân phối đa cấp có thể được chia thành các loại sau:

  • Kênh phân phối đa cấp truyền thống 
  • Kênh phân phối đa cấp trực tuyến
hệ thống kênh phân phối

Kênh phân phối đa cấp mở rộng sản phẩm qua nhiều cấp độ, tối ưu hóa tiếp cận và hiệu quả.

Ưu điểm và hạn chế của hệ thống kênh phân phối gián tiếp

Ưu điểm

Hạn chế

  • Mở rộng tầm với thị trường nhờ vào mạng lưới phân phối rộng khắp của các thành viên trong kênh.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí vận hành hệ thống.
  • Dễ xảy ra gian lận hoặc lợi dụng lòng tin của khách hàng để trục lợi.
  • Gây xáo trộn thị trường khi các thành viên trong kênh cạnh tranh gay gắt để bán sản phẩm.

Ví dụ thực tế về kênh phân phối của doanh nghiệp

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều phải sử dụng kênh phân phối để nâng cao hiệu suất bán hàng. Một trong số đó phải kể đến Cocoon - mỹ phẩm thuần chay Việt Nam, nhà đầu tư phải sử dụng đến các loại kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng bằng nhiều cách.

  • Kênh phân phối trực tiếp: Thương hiệu có mạng lưới cửa hàng bán lẻ trải rộng khắp các thành phố lớn trên cả nước. Hệ thống này không chỉ giúp Cocoon kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn tạo dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng.
  • Kênh phân phối gián tiếp: Cocoon thông qua các nhà phân phối, bán buôn và bán lẻ, mở rộng phạm vi tiếp cận và đưa sản phẩm đến nhiều thị trường hơn.
  • Kênh phân phối tiếp thị liên kết: Cocoon sử dụng kênh phân phối này qua các website, ứng dụng và mạng xã hội như Tiktok, Shopee,.. tạo cơ hội để thương hiệu tiếp cận khách hàng trẻ tuổi hiệu quả hơn.
  • Kênh phân phối đa cấp: Thông qua mạng lưới đại lý bán hàng trực tiếp, thương hiệu mỹ phẩm này có thể tiếp cận hiệu quả khách hàng trên toàn Việt Nam

Các bước xây dựng hệ thống kênh phân phối hiệu quả

Để xây dựng một hệ thống phân phối hiệu quả và tiếp cận rộng rãi đến khách hàng, các nhà đầu tư và nhà kinh doanh cần tuân theo các bước tuần tự sau:

kênh phân phối

Các bước xây dựng kênh phân phối hiệu quả

  • Nghiên cứu và khảo sát thị trường kỹ lưỡng: Nhiều doanh nghiệp hiện nay thường bỏ qua bước quan trọng này hoặc thực hiện một cách sơ sài do thiếu kỹ năng. Đôi khi, việc phối hợp giữa nguồn lực nội bộ và các đơn vị nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp là cần thiết để có được kết quả điều tra đầy đủ và chính xác.
  • Xác định phương pháp tiếp cận thị trường: Dựa vào đặc điểm của thị trường, bạn có thể xây dựng kênh phân phối phù hợp. Với thị trường lớn, thiết lập hệ thống phân phối riêng và tự quản lý. Với thị trường nhỏ, sử dụng kênh bán lẻ tự nhiên. Mỗi thị trường đều cần cách tiếp cận riêng biệt.
  • Quản lý hiệu quả sau khi thiết lập hệ thống: Khi hệ thống phân phối đã được thiết lập, việc quản lý chặt chẽ là cần thiết để duy trì và tối ưu hóa hiệu quả theo kế hoạch. Hãy tiến hành từng bước cẩn thận để giảm rủi ro và tăng hiệu quả công việc. Chọn phương pháp quản lý phù hợp với từng kênh để đảm bảo thành công.
  • Tập trung đầu tư vào nhân sự: Nhân sự là yếu tố then chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp. Một đội ngũ nhân viên xuất sắc sẽ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại và mở rộng mạng lưới phân phối một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ bán hàng là yếu tố then chốt: Một đội ngũ hỗ trợ bán hàng mạnh mẽ sẽ làm gia tăng đáng kể hiệu quả của hệ thống phân phối. Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo nhân lực, bạn cũng cần chú trọng phát triển và nâng cao kỹ năng của đội ngũ hỗ trợ bán hàng.

Viindoo Omnichannel - Giải pháp quản lý các kênh phân phối đơn giản

Viindoo Ominichannel là một nền tảng phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện, đặc biệt thiết kế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần mềm này hỗ trợ quản lý nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh, bao gồm quản lý đơn hàng, kho hàng và kênh phân phối.  

Viindoo cho phép theo dõi và xử lý đơn hàng từ khi đặt hàng đến khi giao hàng, tự động hóa quy trình để giảm thiểu lỗi. Nó cũng cung cấp tính năng quản lý kho hàng theo thời gian thực, giúp theo dõi số lượng tồn kho và quản lý nhiều kho hàng. Nền tảng này tích hợp khả năng quản lý các kênh phân phối khác nhau từ một hệ thống duy nhất, cùng với các báo cáo chi tiết và phân tích dữ liệu về doanh số và hiệu suất kênh phân phối.

các loại kênh phân phối

Giao diện của Viindoo Omnichannel đơn giản và dễ sử dụng

Viindoo còn tích hợp quản lý quan hệ khách hàng (CRM), theo dõi thông tin khách hàng và lịch sử giao dịch, từ đó hỗ trợ các chiến lược marketing hiệu quả. Phần mềm này cũng hỗ trợ tích hợp với các ứng dụng khác như kế toán và thương mại điện tử, giúp đồng bộ hóa dữ liệu và quy trình làm việc.  

Đặc biệt, Viindoo cung cấp tính năng tự động hóa quy trình nhập hàng, xuất hàng và xử lý đơn hàng, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang web chính thức của Viindoo.

Trên đây là thông tin chi tiết về các kênh phân phối. Chúng tôi hy vọng rằng kiến thức này sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn và mang lại giá trị thiết thực. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với Viindoo qua website hoặc hotline 0225 730 9838 để được đội ngũ nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

Nguyễn Phương Dung 1 tháng 8, 2024

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY