Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 (PECC3) là một trong những đơn vị tư vấn thiết kế điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Với lịch sử phát triển hơn 40 năm, PECC3 đảm nhiệm tư vấn hàng loạt công trình năng lượng trọng điểm quốc gia, từ thủy điện, nhiệt điện đến điện mặt trời và điện gió.

- Ngành: Tư vấn, thiết kế trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- Quy mô: 1 tổng công ty & 2 chi nhánh
- Nhân sự: 500+ nhân sự
- Dịch vụ sử dụng: Tư vấn và Triển khai Viindoo, Tùy chỉnh tính năng
Con số nổi bật
+400 người dùng
xuyên suốt các phòng ban, hoạt động tích cực hàng ngày
+80% nhân sự
toàn công ty tham gia vào dự án triển khai ERP, ứng dụng vào công việc hàng ngày
1,173 dự án
vận hành trơn tru, kiểm soát kế hoạch, chi phí, tiêu chuẩn chất lượng theo đặc thù ngành
17,224 nhiệm vụ
phối hợp, xử lý liên phòng ban và còn tiếp tục cập nhật
0 gián đoạn vận hành
trong toàn bộ quá trình triển khai ERP
Bài toán của PECC3
Với mô hình tổ chức gồm 1 Tổng công ty, 2 Chi nhánh, cùng đội ngũ hơn 500 kỹ sư, chuyên gia, cán bộ quản lý, PECC3 đối mặt với bài toán điển hình của các doanh nghiệp quy mô lớn:
- Nhiều tầng phân quyền, mỗi đơn vị có hệ thống vận hành riêng
- Quy trình phức tạp, vận hành song song hàng trăm dự án
- Tài liệu – dữ liệu phân mảnh, khó đồng bộ
- Yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát chi phí, tiến độ, chất lượng theo chuẩn ngành điện
Không phần mềm ERP nào có thể xử lý toàn bộ vấn đề đó nếu không có chiến lược ứng dụng riêng theo thực tế vận hành.
Giải pháp của Viindoo
Chia pha có chiến lược – Triển khai có kiểm soát – Vận hành không gián đoạn
Sau khi phân tích và hiểu rõ quy trình vận hành của PECC3, Ban dự án quyết định lựa chọn phương án triển khai chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tập trung vào hệ thống Quản lý Dự án
Mục tiêu không chỉ là số hóa danh sách công việc, mà xây dựng được cơ chế vận hành số đồng bộ: từ phân công – kiểm soát chi phí – theo dõi tiến độ – đến quản lý tài liệu kỹ thuật.
Đây được coi là hoạt động lõi của doanh nghiệp:
- 1.173 dự án
- 17.224 nhiệm vụ
- 300 người dùng chính thuộc khối vận hành, kỹ thuật, QA/QC, giám sát
Ngoài các tính năng nền tảng của nghiệp vu quản lý dự án trong ERP, giai đoạn này tập trung thiết kế – phát triển một loạt chức năng đặc thù cho ngành tư vấn xây dựng điện, dựa trên nghiệp vụ thực tế và các biểu mẫu vận hành nội bộ PECC3.
Giai đoạn 2: Mở rộng hệ thống sang các hoạt động vận hành còn lại
Xây dựng trên nền tảng hệ thống dự án ổn định, dự án tiếp tục mở rộng phạm vi sang:
- Nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, khung năng lực, KPI – BSC
- Quản lý tài sản – thiết bị – bảo trì
- Kế toán chuẩn IFRS, quản lý hợp đồng
- Quản trị đội xe, y tế – sức khỏe, đánh giá nhân sự 360
Với hơn 400 người dùng, hệ thống kết nối các phòng ban, chi nhánh và lãnh đạo trung tâm theo một khuôn khổ kỹ thuật số thống nhất.

Phương pháp triển khai tối ưu cho doanh nghiệp quy mô lớn
Triển khai một hệ thống ERP cho tổ chức quy mô hơn 500 người, trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật đặc thù, không phải là một bài toán công nghệ thuần túy. Đó là một thách thức đầy rủi ro, cả về vận hành, tổ chức và quản trị thay đổi. Những rủi ro có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào của dự án
Dự báo các rủi ro có thể xảy ra:
- Nguy cơ gián đoạn các dự án trọng điểm đang vận hành: PECC3 quản lý và thực thi hàng trăm dự án điện, nhiều trong số đó là công trình trọng điểm quốc gia. Bất kỳ sự cố nào trong quá trình chuyển hệ thống – lỗi nghiệp vụ, lỗi dữ liệu, hoặc thậm chí chỉ là gián đoạn thông tin – đều có thể ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và an toàn kỹ thuật của các dự án đang triển khai.
- Rủi ro tổ chức khi thay đổi mô hình vận hành trên diện rộng; Các doanh nghiệp đông nhân sự như PECC3 thường có cơ cấu tổ chức phân tầng, nhiều lớp phê duyệt. Triển khai ERP đồng loạt các bộ phận có thể gây sốc, dẫn đến, rối loạn vai trò, hoặc mất tính minh bạch nếu quy trình chưa được tái cấu trúc phù hợp.
- Khó khăn trong đào tạo và đồng bộ nhận thức: 500 người không chỉ là con số người dùng – đó là 500 điểm tiếp xúc tổ chức, mỗi nhóm có cách hiểu và thói quen riêng. Nếu không có lộ trình truyền thông, đào tạo và hỗ trợ bài bản, hệ thống có thể bị hiểu sai – dùng sai – bỏ dùng.
- Nguy cơ quá tải dữ liệu và phân quyền phức tạp: Tổ chức có cả tổng công ty, chi nhánh, phòng ban kỹ thuật, đơn vị công trường… đòi hỏi phân quyền đa lớp – dữ liệu liên kết chéo – kiểm soát nhiều chiều. Không được quy hoạch và kiểm soát ngay từ đầu sẽ gây nghẽn vận hành hoặc xung đột thông tin giữa các cấp.

Phương pháp tiếp cận với kiểm soát rủi ro và quản lý thay đổi
Thay vì triển khai theo một khuôn mẫu chung cho tất cả, Viindoo đã chọn cách tiếp cận theo từng giai đoạn và được kiểm soát chặt chẽ:
- Không triển khai đồng loạt toàn bộ tính năng
- Không onboard đồng thời toàn bộ người dùng
- Không phá vỡ quy trình hiện tại trước khi có quy trình mới vận hành ổn định
Tất cả các phase triển khai đều được thiết kế với mục tiêu:
- Giữ cho các bộ phận vận hành không bị “nghẽn” khi hệ thống chuyển trạng thái
- Từng nhóm người dùng được tiếp cận và đào tạo đúng thời điểm – đúng ngữ cảnh công việc: Phân khúc người dùng tham gia đào tạo chuyển giao, ưu tiên các phòng ban quan trọng trước để ổn định hoạt động trước khi mở rộng quy mô
- Đảm bảo dữ liệu di trú chính xác, nhất quán và có thể truy xuất ngược: Kiểm thử trước khi di trú và mô phỏng, cho phép PECC3 xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu và sự liên kết quy trình
- Các luồng công việc mới phải thay thế luồng cũ một cách tự nhiên, không gây sốc tổ chức
- Triển khai chia nhỏ, đảm bảo rằng mỗi chức năng mới chỉ được triển khai sau khi xác thực trong môi trường được kiểm soát
- Đảm bảo hệ thống phù hợp với quy trình công việc thực tế
Chính nhờ tuân thủ các nguyên lý quản trị rủi ro, quản lý thay đổi và truyền thông nội bộ bài bản, giai đoạn 1 đã Go-live thành công. Đây không chỉ là cột mốc kỹ thuật mà còn là thành công về mặt tổ chức, đặt nền tảng vững chắc cho việc mở rộng Giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 đang đi được một nửa chặng đường – và tiếp tục duy trì phương pháp triển khai này
Hiện tại, Giai đoạn 2 của dự án đã đi được một nửa chặng đường, và Viindoo vẫn kiên định áp dụng áp dụng chiến lược triển khai ERPtừng bước một cách kỷ luật và kiểm soát chặt chẽ. Mỗi phần mở rộng – dù là Nhân sự, Tài chính hay Quản lý tài sản – đều được thực hiện với sự kiểm soát nghiêm ngặt về rủi ro, mức độ tiếp nhận của người dùng và sự ổn định của quy trình vận hành.
Nguyên tắc cốt lõi xuyên suốt dự án không thay đổi: ưu tiên duy trì hoạt động ổn định trong hiện tại, đồng thời xây dựng nền tảng cho chuyển đổi số bền vững về lâu dài.
Hiệu quả cho doanh nghiệp
- Go-live thành công hệ thống Quản lý Dự án cốt lõi
- Đặt nền tảng số vững chắc cho việc mở rộng theo mô-đun trong tương lai: Nhân sự, Tài chính, Quản lý tài sản, v.v.
- Tỷ lệ ứng dụng cao trên toàn bộ các phòng ban
- Hệ thống ERP được thiết kế phù hợp với cách doanh nghiệp vận hành – chứ không bắt doanh nghiệp phải thay đổi để phù hợp với phần mềm
