So sánh IFRS và VAS (Phần 2): Khác biệt giữa các chuẩn mực tương đương

Ở bài viết "So sánh IFRS và VAS (Phần 1): Những điểm khác biệt cơ bản", Chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về sự khác biệt giữa hai hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS và Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc so sánh sự khác biệt giữa các chuẩn mực IFRS và VAS tương đương trong cách thức ghi nhận, xác định giá trị, cũng như yêu cầu trình bày các khoản mục trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đây sẽ là một chủ đề rất hữu ích, vì vậy đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

IFRS và VAS (Phần 2)

Khuôn khổ về việc lập và trình bày Báo cáo tài chính​

Khung khái niệm và VAS 01 (Chuẩn mực Kế toán Chung) lần lượt đóng vai trò nền tảng cơ bản trong việc xây dựng và trình bày báo cáo tài chính trên toàn cầu và trong phạm vi Việt Nam.


Khung Khái niệm cung cấp một hệ thống toàn diện các khái niệm, nguyên tắc và mục tiêu nền tảng cho các chuẩn mực kế toán trên phạm vi quốc tế. Nó thiết lập một ngôn ngữ chung và một khuôn khổ nhất quán cho báo cáo tài chính, đảm bảo tính minh bạch, khả năng so sánh và độ tin cậy của thông tin tài chính giữa các quốc gia.


Trong khi đó, VAS 01 đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, cung cấp những hướng dẫn và yêu cầu cụ thể phù hợp với thực tiễn kế toán và môi trường pháp lý tại Việt Nam. VAS 01 đóng một vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính chính xác, nhất quán và liên quan của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.


Dưới đây là bảng so sánh một số điểm khác biệt giữa Khung khái niệm và VAS 01 (Chuẩn mực kế toán chung):

Khung khái niệm

VAS 01

Khung khái niệm (Conceptual Framework) không được phân loại là chuẩn mực kế toán.

Là một trong các chuẩn mực và được đánh số như các chuẩn mực khác thuộc VAS, nội dung tương ứng với Khung khái niệm (Conceptual Framework) của IFRS.

Nguyên tắc kế toán: bản chất quan trọng hơn hình thức.

Nguyên tắc này chưa được cập nhật ở Chuẩn mực.

(Thông tư 200/2014/TT-BTC đã xác định vấn đề này phù hợp với thông số quốc tế)

Ngoài phương pháp giá gốc , Khuôn khái niệm còn quy định một số phương pháp ghi nhận giá trị tài sản và nợ phải trả như giá trị hiện hành, giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai, giá trị có thể thực hiện được.

Không được đề cập trong Chuẩn mực.

Đề xuất các khái niệm về vốn và bảo toàn vốn cho doanh nghiệp.

Không được đề cập trong Chuẩn mực.

Chuẩn mực kế toán về Hàng tồn kho (IAS 2 và VAS 2)

Mặc dù Việt Nam đã ban hành Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho (VAS 02) tương ứng với Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02 nhưng vẫn có một số điểm khác biệt chính cần lưu ý khi áp dụng hai mực chuẩn này:

Tiêu chí

IAS 02

VAS 02

Ví dụ

Phạm vi

  • Loại trừ phạm vi áp dụng đối với công cụ tài chính, tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch. Những tài sản này được quy định ở các chuẩn mực riêng như IAS 41 - Nông nghiệp, IFRS 9 - Công cụ tài chính, …
  • Công cụ tài chính, tài sản sinh học được trình bày tách biệt với chỉ tiêu Hàng tồn kho trên BCTC.
  • Sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch được trình bày ở chỉ tiêu Hàng tồn kho trên BCTC, tương tự như VAS 02.
  • Công cụ tài chính phái sinh, tài sản sinh học của các hoạt động Nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch được quy định chung ở VAS 02.
  • Công cụ tài chính, tài sản sinh học của hoạt động nông nghiệp trình bày chung ở chỉ tiêu Hàng tồn kho trên BCTC.

Ví dụ: Đặc thù của sản phẩm nông nghiệp và tài sản sinh học thường có chu kỳ sinh trưởng và chín muồi dài, giá trị của chúng có thể thay đổi liên tục. Giá trị của sản phẩm nông nghiệp và tài sản sinh học thường khó xác định một cách đáng tin cậy dựa trên nguyên giá hoặc chi phí sản xuất. Vì vậy theo IAS 41, các tài sản này được xác định giá trị thực tế theo Giá trị hợp lý - Chi phí bán.

Ngược lại, theo VAS 02, sản phẩm nông nghiệp và tài sản sinh học được xác định giá trị giống như các hàng hóa khác, xác định giá trị theo nguyên tắc giá gốc, không phản ánh được đúng giá trị thực tế vốn thường xuyên biến động của các tài sản này.

Tiêu chí ghi nhận

Tài sản đáp ứng các tiêu chí ghi nhận là tài sản cố định hữu hình (Bất động sản, Nhà xưởng, thiết bị), thì được ghi nhận là Bất động sản, Nhà xưởng, Thiết bị mà không cần xét đến giá trị tài sản.

Công cụ dụng cụ, thiết bị, ... mặc dù đáp ứng các tiêu chí ghi nhận Tài sản cố định hữu hình nhưng có nguyên giá dưới 30 triệu đồng (theo quy định hiện hành) thì được ghi nhận là Hàng tồn kho .


Ghi nhận ban đầu

SP nông nghiệp thu hoạch từ tài sản sinh học ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán ước tính tại thời điểm thu hoạch.
Ghi nhận theo chi phí Sản xuất thực tế.


Đo lường giá trị sau ghi nhận ban đầu

Giá trị hàng tồn kho được xác định dựa trên Giá trị thuần có thể thực hiện được. Nếu Giá trị ghi sổ lớn hơn Giá trị thuần có thể thực hiện được thì thực hiện ghi giảm giá trị ghi sổ của Hàng tồn kho bằng GIá trị thuần có thể thực hiện được và đồng thời ghi nhận khoản chênh lệch vào chi phí trên P/L.
Trích lập dự phòng trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho nếu Giá trị ghi sổ lớn hơn Giá trị thuần có thể thực hiện được chứ không ghi giảm trực tiếp trên giá trị ghi sổ Hàng tồn kho như IFRS.


Phương pháp tính giá thành

  • Phương pháp tính giá thành được áp dụng chung cho các nhóm hàng tồn kho cùng bản chất và mục đích sử dụng.
  • Các nhóm hàng tồn kho có đặc điểm khác nhau có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành khác nhau.
Phương pháp tính giá thành được áp dụng chung cho tất cả các nhóm hàng tồn kho.


Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp được quy định theo chuẩn mực riêng IAS 41 - Nông nghiệp (IFRS và VAS)

Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp được quy định theo chuẩn mực riêng IAS 41 - Nông nghiệp

Chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình (IAS 16 và VAS 03)

Chuẩn mực kế toán Tài sản cố định hữu hình (VAS 03) được ban hành tương ứng với Chuẩn mực kế toán quốc tế về Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị (sau đây gọi tắt là PPE ) (IAS 16 ). Có một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa IFRS và VAS trong việc ghi nhận và đo lường giá trị của tài sản cố định hữu hình. Sau đây là so sánh chi tiết các khác biệt giữa IAS 16 và VAS 03:

Tiêu chí

IAS 16

VAS 03

Ví dụ

Phạm vi

  • Loại trừ phạm vi áp dụng đối với Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp đã được quy định riêng ở chuẩn mực IAS 41 - Nông nghiệp.
  • Loại trừ tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò, đánh giá (đã quy định riêng ở IFRS 6 Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản).
  • Loại trừ Bất động sản, Nhà xưởng, Thiết bị được phân loại là giữ để bán, được quy định riêng tại IFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục.

Không quy định về việc loại trừ.

 

Cây công nghiệp như cao su, cà phê, … hoặc súc vật sinh sản như bò sữa, lợn … có quá trình sinh sôi nảy nở thêm trong quá trình sinh trưởng. Các chi phí liên quan trực tiếp như chăn nuôi, vun trồng không phản ánh được giá trị của tài sản đặc thù này. IAS 41 yêu cầu tài sản sinh học ghi nhận giá trị tài sản theo Giá trị hợp lý - Chi phí bán, trong khi VAS 03 yêu cầu ghi nhận theo giá gốc là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc chăn nuôi, vun trồng các tài sản này. Vì thế, theo VAS 03, các tài sản sinh học chưa được phản ánh đúng bản chất trên BCTC.

Tiêu chí ghi nhận

Ghi nhận PPE được mua, mà bản thân PPE không tạo ra lợi ích kinh tế nhưng cần thiết để khiến cho các tài sản khác có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế.

Không có quy định tương tự.

Một nhà máy sản xuất hóa chất có thể lắp đặt các quy trình xử lý hóa chất mới để tuân thủ những yêu cầu về môi trường đối với việc sản xuất và lưu trữ các hóa chất nguy hiểm; những nâng cấp liên quan đến nhà máy được ghi nhận là một tài sản cố định hữu hình bởi vì không có chúng, đơn vị không thể sản xuất và bán hóa chất.


Tài sản dự kiến ​​sẽ được sử dụng trong nhiều hơn một kỳ kế toán.
Thời gian sử dụng hữu ích ước tính hơn 1 năm.



Không có tiêu chuẩn về giá trị của tài sản cố định hữu hình.

Phải đáp ứng các tiêu chí về giá trị tài sản cố định theo quy định hiện hành.

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, nguyên giá tài sản cố định phải từ 30 triệu đồng trở lên .

Ghi nhận ban đầu

Đưa chi phí tháo rời, loại bỏ và khôi phục mặt bằng vào giá trị ghi nhận ban đầu của PPE.

Không đưa chi phí tháo rời, loại bỏ và khôi phục tài sản vào giá trị ghi nhận ban đầu của PPE.

Một công ty mua một tòa nhà văn phòng cũ và có kế hoạch sửa chữa, cải tạo lại tòa nhà đó để sử dụng.

Theo IFRS, các chi phí dự kiến để tháo dỡ, di dời các bộ phận của tòa nhà cũ và phục hồi lại mặt bằng sau khi hoàn thành công việc cải tạo phải được tính vào giá mua ban đầu của tòa nhà.


Những chi phí này có thể bao gồm:


  • Chi phí thuê dịch vụ tháo dỡ, di dời các vật liệu, thiết bị cũ;
  • Chi phí vận chuyển và xử lý các vật liệu thừa;
  • Chi phí san lấp, cải tạo mặt bằng sau khi hoàn thành công việc.

Khi ghi nhận tài sản tòa nhà, công ty sẽ thêm các khoản chi phí này vào giá mua ban đầu của tòa nhà. Các chi phí này sẽ được khấu hao cùng với tòa nhà trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Đo lường giá trị sau ghi nhận ban đầu

Được phép lựa chọn 1 trong 2 mô hình sau đây khi xác định giá trị TSCĐ hữu hình:

  • Mô hình đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
  • Mô hình giá gốc.

Nếu lựa chọn mô hình đánh giá lại theo giá trị hợp lý thì áp dụng cho toàn bộ PPE trong một nhóm tài sản.

Chỉ cho phép xác định giá trị tài sản cố định hữu hình theo mô hình Giá gốc. Trừ trường hợp cổ phần hóa, mang tài sản đi góp vốn hoặc giải thể, chia tách, sáp nhập.

Theo VAS, TSCĐ thường được ghi nhận theo mô hình giá gốc, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá trị và khả năng sinh lợi của tài sản. 

Ví dụ: Ụ nổi 83M của Vinalines có giá trị ghi sổ lên đến hàng trăm tỷ đồng nhưng lợi ích kinh tế thực tế thu về lại rất thấp. Ngược lại, một số TSCĐ bất động sản có thể tăng giá trị đáng kể so với giá gốc. Việc chỉ ghi nhận TSCĐ theo giá gốc mà không đánh giá lại có thể dẫn tới những sai lệch đáng kể, không phản ánh đúng tiềm lực thực của doanh nghiệp.


Mỗi bộ phận của một PPE có nguyên giá chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguyên giá của tài sản đó phải được khấu hao riêng biệt.

Không quy định rõ chi phí khấu hao cho mỗi phần quan trọng trong PPE.

Có thể khấu hao riêng khung máy bay và động cơ của máy bay, vì cả 2 bộ phận này đều có giá trị đáng kể so với tổng nguyên giá máy bay.


Ghi nhận tổn thất do suy giảm giá trị của PPE vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngay trong kỳ phát sinh tổn thất.

Không được đề cập trong Chuẩn mực.


Chuẩn mực kế toán tài sản vô hình (IAS 38 và VAS 04)

Chuẩn mực kế toán Việt Nam 04 - Tài sản vô hình (VAS 04) tương ứng với Chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản vô hình (IAS 38). Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa chuẩn mực IFRS và VAS về tài sản cố định vô hình: 

Tiêu chí

IAS 38

VAS 04
Phạm vi

Loại trừ các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá (Đã quy định riêng ở IFRS 6 Thăm dò và Đánh giá tài nguyên khoáng sản).

Không quy định về việc loại trừ.


Theo thông lệ quốc tế, Đất và quyền sử dụng đất vô thời hạn được xem là tài sản cố định hữu hình (PPE).

Quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình.

Đo lường giá trị sau ghi nhận ban đầu

Được phép lựa chọn 1 trong 2 mô hình sau đây khi xác định giá trị TSCĐ hữu hình:

  • Mô hình đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
  • Mô hình giá gốc.

Tuy nhiên, mô hình đánh giá lại thường không được áp dụng do thị trường hoạt động của TSCĐ vô hình thường không tồn tại hoặc rất hiếm.

Xác định theo mô hình giá gốc.


Không quy định cụ thể về số năm được phép khấu hao tài sản.

Thời gian khấu hao không quá 20 năm, trừ khi có bằng chứng thuyết phục rằng thời gian sử dụng hữu ích hơn 20 năm là phù hợp.

Theo VAS, Tài sản cố định vô hình không được khấu hao quá 20 năm

Theo VAS, Tài sản cố định vô hình không được khấu hao quá 20 năm

Chuẩn mực kế toán Bất động sản đầu tư (IAS 40 và VAS 05)

Việt Nam đã ban hành Chuẩn mực Kế toán số 05 - Bất động sản đầu tư (VAS 05) tương ứng với Chuẩn mực Kế toán Quốc tế về Bất động sản đầu tư (IAS 40). Nhìn chung, không có nhiều khác biệt giữa hai chuẩn mực này. Một điểm khác biệt đáng chú ý giữa chuẩn mực IFRS và VAS trong kế toán Bất động sản đầu tư là:

  • IAS 40 cho phép đo lường giá trị sau ghi nhận ban đầu của BĐSĐT bằng một trong hai mô hình: Mô hình giá trị hợp lý​  Mô hình giá gốc. Đối với mô hình giá trị hợp lý, Lãi hoặc lỗ phát sinh do thay đổi giá trị hợp lý của tài sản sẽ được ghi nhận vào Báo cáo lãi hoặc lỗ trong kỳ phát sinh.
  • VAS 04 chỉ cho phép xác định giá trị của BĐSĐT theo mô hình giá gốc. Thông tư 200 có thêm hướng dẫn đối với BĐSĐT nắm giữ để chờ tăng giá, nhưng chỉ đối với BĐSĐT bị giảm giá, và ghi nhận tổn thất vào Giá vốn hàng bán. Các loại BĐSĐT khác không được ghi nhận theo mô hình giá trị hợp lý.

IAS 40 cho phép đo lường giá trị sau khi ghi nhận ban đầu của Bất động sản đầu tư bằng một trong hai mô hình: Mô hình giá trị hợp lý và mô hình giá gốc (IFRS và VAS)

IAS 40 cho phép đo lường giá trị sau khi ghi nhận ban đầu của Bất động sản đầu tư bằng một trong hai mô hình: Mô hình giá trị hợp lý và mô hình giá gốc


Chuẩn mực kế toán về thuê tài sản (IFRS 16 và VAS 06)

Chuẩn mực Kế toán VAS 06 về Thuê tài sản được xây dựng dựa trên chuẩn mực quốc tế trước đó là IAS 17. Tuy nhiên, vào năm 2019, IASB đã ban hành chuẩn mực toàn cầu mới IFRS 16 về Thuê tài sản, thay thế IAS 17 với nhiều thay đổi đáng kể.

Một số khác biệt đáng chú ý giữa IFRS và VAS về Kế toán Thuê tài sản:

Tiêu chí

IFRS 16

VAS 06

Phân loại Thuê tài sản

Loại bỏ việc phân loại thuê tài chính và thuê hoạt động đối với bên đi thuê.

Phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động.


Tiêu chí ghi nhận tài sản thuê không phụ thuộc vào quyền sở hữu mà nhấn mạnh về quyền kiểm soát để mang lại lợi ích kinh tế.

Tiêu chí ghi nhận tài sản thuê phụ thuộc vào quyền sở hữu của doanh nghiệp trong hợp đồng thuê.

Ghi nhận ban đầu

Bên thuê ghi nhận Quyền sử dụng tài sản và Nợ phải trả thuê tài sản.​

  • Tài sản Quyền sử dụng: Tại ngày bắt đầu thuê, bên thuê sẽ xác định giá trị tài sản quyền sử dụng theo Giá gốc.
  • Nợ phải trả thuê tài sản: Tại ngày bắt đầu thuê, người đi thuê phải đo lường khoản nợ thuê bằng giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê chưa được trả tại thời điểm đó. Các khoản thanh toán tiền thuê phải được chiết khấu về thời điểm bắt đầu thuê, sử dụng lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê, nếu lãi suất này có thể xác định dễ dàng. Nếu không thể xác định được lãi suất này, người đi thuê phải sử dụng lãi suất đi vay.
  • Bên thuê hoạt động ghi nhận tiền thuê định kỳ vào chi phí. 
  • Bên thuê tài chính ghi nhận tài sản thuê tài chính và nợ phải trả thuê tài chính tương ứng. ​

Đo lường giá trị sau ghi nhận ban đầu

Giá trị tài sản quyền sử dụng tài sản thuê được ghi nhận theo mô hình giá gốc:

  • Nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ do suy giảm giá trị.
  • Điều chỉnh lại giá trị của nợ phải thuê tài sản sau ngày tài sản thuê sẵn sàng sử dụng.
  • Thuê hoạt động: Không có quy định.
  • Thuê tài chính: Tương tự IFRS, tuy nhiên VAS không xem xét lỗ do suy giảm giá trị tài sản và không đo lường lại các khoản nợ phải trả thuê tài sản.​


Nợ phải trả thuê tài sản được xác định theo phương pháp giá phí phân bổ.

Khoản điều chỉnh này nhằm tăng hoặc giảm giá trị ghi sổ để phản ánh các khoản thanh toán thuê đã thực hiện và bất kỳ đánh giá lại hoặc sửa đổi hợp đồng thuê nào.


Miễn trừ áp dụng

Trường hợp miễn áp dụng đối với hợp đồng thuê ngắn hạn dưới 12 tháng hoặc có giá trị thấp. Ghi nhận các khoản nợ thuê vào chi phí trong kỳ hoặc phân bổ.

Không có miễn trừ tùy chọn như IFRS.

Chuẩn mực về doanh thu từ hợp đồng với khách hàng (IFRS 15 và VAS 14)

So với Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 15 - Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng, VAS 14 - Doanh thu và doanh thu khác có nhiều điểm tương đồng về nguyên tắc ghi nhận doanh thu, tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm khác biệt trong các bước ghi nhận doanh thu. Sau đây là một số khác biệt đáng chú ý khi so sánh giữa hai chuẩn mực (IFRS và VAS) này:

​Tiêu chí

IFRS 15

VAS 14

Ví dụ

Phạm vi

Áp dụng đối với tất cả các Hợp đồng với khách hàng, ngoại trừ các hợp đồng thuộc phạm vi: 

  • IFRS 16 - Thuê tài sản;
  • IFRS 17 - Hợp đồng bảo hiểm;
  • IFRS 9 - Công cụ tài chính;
  • IFRS 10 - Báo cáo tài chính hợp nhất;
  • IFRS 11 - Thỏa thuận liên doanh;
  • IAS 27 - Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất;
  • IAS 28 - Đầu tư vào công ty liên doanh liên kết
Hợp đồng xây dựng được quy định riêng ở chuẩn mực khác là VAS 15 Hợp đồng xây dựng.



Hợp đồng với khách hàng nằm trong phạm vị của IFRS 15 nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Các bên tham gia hợp đồng đã thông qua hợp đồng và cam kết thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của mình;
  • Đơn vị có thể xác định được các quyền của mỗi bên liên quan;
  • Xác định được các điều khoản thanh toán;
  • Hợp đồng có bản chất thương mại;
  • Có khả năng cao thu được khoản thanh toán mà đơn vị có quyền thụ hưởng thông qua trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Không quy định.


Ghi nhận doanh thu

Doanh thu từ Hợp đồng với khách hàng được ghi nhận theo mô hình 5 bước:

  1. Xác định hợp đồng với khách hàng;
  2. Xác định các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng;
  3. Xác định giá giao dịch;
  4. Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng;
  5. Ghi nhận doanh thu khi (hoặc khi) đơn vị thực hiện xong nghĩa vụ thực hiện.

Không quy định.

Giả sử một công ty ký hợp đồng với khách hàng để cung cấp một sản phẩm và một dịch vụ bảo hành trong 2 năm với tổng giá trị hợp đồng là 1.000.000 VND.

Theo IFRS 15:

  • Xác định các nghĩa vụ thực hiện: Bán sản phẩmcung cấp dịch vụ bảo hành là hai nghĩa vụ thực hiện riêng biệt.
  • Phân bổ giá giao dịch: 900.000 VND cho bán sản phẩm, 100.000 VND cho dịch vụ bảo hành. (Giả sử tỷ trọng về giá bán khi bán riêng biệt 2 sản phẩm trên là 9:1).
  • Ghi nhận doanh thu: Doanh thu từ bán sản phẩm được ghi nhận khi kiểm soát sản phẩm được chuyển giao cho khách hàng. Doanh thu dịch vụ bảo hành được ghi nhận trong 2 năm.

Theo VAS 14:

  • Doanh thu chỉ được ghi nhận khi công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích cho khách hàng, không còn kiểm soát hàng hóa.
  • Toàn bộ 1.000.000 VNĐ doanh thu được ghi nhận khi bàn giao sản phẩm, không phân bổ riêng cho dịch vụ bảo hành.


IFRS nhấn mạnh thời điểm ghi nhận doanh thu là khi quyền kiểm soát đối với hàng hóa và dịch vụ được chuyển giao cho khách hàng.

Điều kiện chính để ghi nhận doanh thu là:

  • Các rủi ro và lợi ích của quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người mua; Và
  • Có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.


Chuẩn mực IFRS và VAS về kế toán chi phí đi vay (IAS 23 và VAS 16)

Chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp. Việt Nam đã ban hành chuẩn mực VAS 16 tương ứng với Chuẩn mực quốc tế IAS 23 về kế toán Chi phí đi vay. Về cơ bản, hai chuẩn mực tương đồng nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt cần nắm rõ khi áp dụng hai chuẩn mực này.

Tiêu chí

IAS 23VAS 16

Định nghĩa chi phí đi vay

Chi phí đi vay bao bao gồm:

  • Chi phí lãi vay tính theo phương pháp lãi suất thực tế;
  • Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính được ghi nhận theo IFRS 16 Hợp đồng tài sản; Và
  • Các chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ trong phạm vi được coi là điều chỉnh chi phí lãi.

Tương tự IAS, tuy nhiên, theo VAS, Chi phí đi vay không bao gồm Các chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ trong phạm vi được coi là điều chỉnh chi phí lãi.

Định nghĩa về Tài sản dở dang

Không giống như VAS, IAS 23 không chỉ định khoảng thời gian cụ thể hơn 12 tháng làm định nghĩa về "khoảng thời gian đủ dài" đối với một tài sản dơ dang.

Tài sản dở dang là tài sản:

  • Đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất và
  • Cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.

Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ (IFRS và VAS)

Theo IAS 23, Chi phí đi vay bao gồm Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ.

Chuẩn mực kế toán về Hợp nhất kinh doanh (IFRS 03 và VAS 11)

Việt Nam ban hành chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh VAS 11 dựa trên IAS 22, tuy nhiên IAS 22 đã được thay thế bởi IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh. Dưới đây là một số khác biệt chính giữa IFRS 03 và VAS 11:

Tiêu chí

IFRS 3
VAS 11

Giá phí giao dịch Hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn​

  • Nếu hợp nhất kinh doanh được thực hiện từng giai đoạn, bên mua phải đánh giá lại phần lợi ích vốn góp trước đây của mình theo giá trị hợp lý tại ngày mua và ghi nhận lãi hoặc lỗ phát sinh, nếu có, vào  Báo cáo Lãi hoặc lỗ.​
  • Các chi phí liên quan đến việc mua lại (ví dụ: phí tư vấn, pháp lý,...) được loại trừ khỏi giá mua. Bên mua sẽ ghi nhận các chi phí liên quan đến việc mua lại là chi phí trong kỳ các chi phí này phát sinh và các dịch vụ được cung cấp, ngoại trừ một ngoại lệ.
  • Giá mua bao gồm tất cả các khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua. 
  • Là tổng giá phí của từng lần trao đổi mà không đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát (Ngày mua hay ngày hoàn thành giao dịch hợp nhất kinh doanh).
  • Giá mua được phép bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp.
  • Không có quy định tương tự về khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua.

Phương pháp xác nhận giá trị và ghi nhận tổn thất của lợi thế thương mại

IFRS 3 cung cấp tùy chọn đo lường và ghi nhận lợi thế thương mại bằng cách sử dụng phương pháp ghi nhận lợi thế thương mại cho cả cổ đông không kiểm soát (Full goodwill) hoặc Part goodwill.

Lợi thế thương mại chỉ gắn với phần sở hữu của công ty mẹ (Part goodwill).

Xác định tổn thất lợi thế thương mại

Không cho phép phân bổ lợi thế thương mại mà phải đánh giá tổn thất lợi thế thương mại hằng năm theo IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản.

Phân bổ lợi thế thương mại tối đa 10 năm.

IFRS yêu cầu đánh giá tổn thất lợi thế thương mại hằng năm theo IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản (IFRS vs VAS)

IFRS yêu cầu đánh giá tổn thất lợi thế thương mại hằng năm theo IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản

Kết luận

Trong bài viết "So sánh IFRS và VAS (Phần 2): Khác biệt giữa các chuẩn mực tương đương​", chúng ta đã cùng phân tích các khác biệt chính giữa một số chuẩn mực IFRS và VAS tương đương trong việc ghi nhận, đo lường giá trị và thuyết minh các thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Những kiến thức này có thể sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ VAS sang IFRS một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bài viết này chưa thể bao quát toàn diện sự khác biệt giữa IFRS và VAS. Khác biệt đáng chú ý giữa IFRS và VAS còn nằm ở những chuẩn mực VAS chưa được ban hành tương đương với IFRS. Bài viết tiếp theo, "IFRS và VAS (Phần 3): Những chuẩn mực chưa ban hành tại Việt Nam" sẽ tập trung vào những nội dung cơ bản của các chuẩn mực IFRS chưa ban hành tại Việt Nam, cung cấp thêm góc nhìn về sự khác biệt giữa IFRS và VAS. Thông qua việc phân tích sâu hơn những khác biệt này, chúng tôi mong muốn mang đến cho độc giả những hiểu biết hữu ích trong quá trình chuyển đổi sang IFRS.

Câu hỏi thường gặp

Giá trị có thể thu hồi được là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ chi phí bán ước tính và giá trị sử dụng của tài sản.


Có một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã bắt đầu áp dụng IFRS. Điển hình như: VinGroup và Vinamilk.

Không, IFRS (Chuẩn mực báo tài chính quốc tế) không chỉ dành cho các công ty đại chúng. IFRS có thể được áp dụng cho cả công ty không phải là công ty đại chúng.

So sánh IFRS và VAS (Phần 2): Khác biệt giữa các chuẩn mực tương đương
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Phạm Thị Như Ý 28 tháng 5, 2024

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY