ENGLISH WEBINAR | Inventory Optimization in Retail Omnichannel

Xây dựng câu chuyện thương hiệu: Ví dụ và hướng dẫn chi tiết

Xây dựng một thương hiệu không chỉ đơn thuần là việc tạo ra logo và sản phẩm, mà còn là những giá trị, tâm huyết và câu chuyện đằng sau. Vậy làm thế nào để xây dựng câu chuyện thương hiệu “chạm” đến khách hàng? Hãy cùng Viindoo khám phá quá trình tạo dựng thương hiệu và điểm qua một số ví dụ thú vị từ những thương hiệu đã thành công trong việc này nhé!

1. Câu chuyện thương hiệu là gì?

Câu chuyện thương hiệu (brand story) là câu chuyện tường thuật về nguồn gốc, giá trị cốt lõi và sứ mệnh của một thương hiệu. Đây là cách thương hiệu kể về chính mình, tạo ra mối liên kết sâu sắc với khách hàng và khắc họa những nét độc đáo so với đối thủ cạnh tranh. Một câu chuyện thương hiệu có thể bao gồm lịch sử hình thành doanh nghiệp, nguồn cảm hứng đằng sau các sản phẩm, dịch vụ và cách tiếp thị khác biệt.

xây dựng câu chuyện thương hiệu

câu chuyện thương hiệu là gì?

2. Tại sao xây dựng câu chuyện thương hiệu lại quan trọng?

Câu chuyện thương hiệu rất quan trọng để giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về mục đích và giá trị mà doanh nghiệp muốn mang đến. Điều này tạo nên sự gắn kết vững chắc giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Sự kết nối này có khả năng thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng, bởi vì họ cảm nhận được sự đồng điệu và sự thấu hiểu. 

cách viết câu chuyện thương hiệu

Tại sao câu chuyện thương hiệu quan trọng?

>>>> Xem Thêm: Brand visibility là gì? Các chiến lược để thúc đẩy doanh nghiệp

3. Cách viết câu chuyện thương hiệu 

3.1 Thấu hiểu câu chuyện của riêng doanh nghiệp

Trước khi bạn bắt đầu kể câu chuyện thương hiệu, điều quan trọng là phải hiểu thương hiệu của chính bạn. Xác định những điều trọng tâm mà thương hiệu hướng đến, bao gồm mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác định những gì thương hiệu của bạn đang thực sự cố gắng đạt được.

3.2 Hiểu rõ thương hiệu

Trước khi bạn bắt đầu kể câu chuyện thương hiệu, điều quan trọng là phải hiểu thương hiệu của chính bạn. Xác định những điều trọng tâm mà thương hiệu hướng đến, bao gồm mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác định những gì thương hiệu của bạn đang thực sự cố gắng đạt được.

xây dựng câu chuyện thương hiệu

Nói rõ thông điệp thương hiệu của bạn

3.3 Biết đối tượng mục tiêu

Để xây dựng câu chuyện thương hiệu “chạm” đến khách hàng, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối tượng mục tiêu, bao gồm sở thích và nhu cầu của họ. Việc xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu (personas) trong chiến lược marketing thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra tệp khách hàng lý tưởng, qua đó hiểu được động cơ và điểm yếu của họ.

3.4 Xác định điểm bán hàng độc nhất (USP) 

Điểm bán hàng độc nhất (USP) là yếu tố làm cho thương hiệu của bạn nổi bật và độc đáo hơn so với các đối thủ khác trên thị trường. Để xác định USP của mình, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi "Điều gì khiến thương hiệu khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?". Sự khác biệt đó có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, như tính độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ, cách thực hiện “không giống ai” hoặc giá trị thương hiệu đem lại.

3.5 Tạo một câu chuyện thương hiệu

Sau khi đã định hình rõ nguyên tắc cốt lõi của thương hiệu, thông điệp, đối tượng mục tiêu, USP và chiến lược phát triển thương hiệu, doanh nghiệp có thể bắt đầu xây dựng câu chuyện thương hiệu riêng biệt. Câu chuyện này sẽ giúp khách hàng thấu hiểu về bản chất thương hiệu, giá trị và ý nghĩa mà thương hiệu muốn truyền đạt.

cách viết câu chuyện thương hiệu

Tạo một câu chuyện thương hiệu

3.6 Sử dụng kỹ thuật kể chuyện 

Lồng ghép các kỹ thuật kể chuyện để câu chuyện thương hiệu trở nên sống động hơn. Doanh nghiệp có thể sử dụng phép ẩn dụ, từ ngữ sinh động để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

3.7 Sử dụng nhiều kênh để kể câu chuyện

Để tiếp cận đa dạng đối tượng hơn, doanh nghiệp nên sử dụng nhiều phương tiện để truyền tải câu chuyện thương hiệu của mình. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng trang web, mạng xã hội, email marketing, video và nhiều kênh khác. Bằng việc duy trì thông điệp nhất quán trên tất cả các kênh, câu chuyện thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng “chạm” đến khách hàng.

3.8 Theo dõi và tinh chỉnh câu chuyện

Câu chuyện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu cần được phát triển và thay đổi theo thời gian. Do đó, doanh nghiệp hãy theo dõi cách mà khách hàng phản ứng với câu chuyện thương hiệu và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo rằng chúng luôn phù hợp và hấp dẫn.

ví dụ về câu chuyện thương hiệu

Ví dụ về câu chuyện thương hiệu

TOMS Shoes

TOMS Shoes được thành lập vào năm 2006 bởi Blake Mycoskie, người được truyền cảm hứng thành lập công ty sau một chuyến đi đến Argentina, nơi anh nhìn thấy những đứa trẻ không có giày. Từ đó, TOMS Shoes đã áp dụng mô hình "One for One", nghĩa là mỗi đôi giày bán ra, TOMS sẽ tặng một đôi giày cho những trẻ em cần giúp đỡ. Câu chuyện thương hiệu này tập trung vào trách nhiệm xã hội và sự độc đáo trong cách kinh doanh, với mô hình "Một đổi một".

Câu chuyện thương hiệu của apple

Từ một công ty sắp phá sản, bằng việc tái định vị sản phẩm và tạo ra những thiết kế độc đáo, Apple đã vươn lên thành một thương hiệu hàng đầu thế giới. Thay vì sử dụng hệ điều hành Window hay Android như các hãng công nghệ khác, Apple đã phát triển hệ điều hành riêng, có tính bảo mật cao, ổn định và dễ sử dụng. Điều này đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt với các đối thủ cùng ngành.

Patagonia

Câu chuyện thương hiệu của Patagonia tập trung vào mục tiêu bền vững về môi trường và trách nhiệm xã hội. Công ty được thành lập vào năm 1973 bởi Yvon Chouinard, người luôn ủng hộ việc bảo vệ môi trường. Điểm bán hàng độc đáo của Patagonia là cam kết sử dụng vật liệu bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Sẵn sàng để trải nghiệm sự xuất sắc?

Hãy thử Viindoo phần mềm marketing miễn phí trong 15 ngày

Xác định và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng.
Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, quản lý quy trình bán hàng và phân tích dữ liệu thông qua báo cáo động, v.v.
Thúc đẩy nhu cầu mua hàng và xây dựng niềm tin thương hiệu.

HÃY THỬ NGAY - Hoàn toàn miễn phí!    hoặc  Liên hệ với chúng tôi

Việc xây dựng câu chuyện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với khán giả, xây dựng lòng trung thành và thúc đẩy thành công kinh doanh. Bằng cách tham khảo các bước và lấy cảm hứng từ ví dụ mà Viindoo đã chia sẻ, bạn có thể xây dựng một câu chuyện thương hiệu độc đáo, tạo ra sự khác biệt với đối thủ. Chúc bạn thành công!

>>>> Tiếp tục với:


Xây dựng câu chuyện thương hiệu: Ví dụ và hướng dẫn chi tiết
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Vân Anh 30 tháng 3, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Ma trận định vị sản phẩm: Công cụ chiến lược để xây dựng lợi thế cạnh tranh