Phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở thời kỳ công nghệ hóa như hiện nay. Tuy nhiên, để có một buổi phỏng vấn hoàn hảo thì người ứng tuyển không thể bỏ qua các mẹo dưới đây. Hãy cùng Viindoo tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay trong bài viết này.
1. Phỏng vấn qua điện thoại là gì?
Phỏng vấn qua điện thoại là gì? Đây là hình thức phỏng vấn mà ứng viên sẽ thực hiện hỏi đáp với nhà tuyển dụng thông qua điện thoại. Thông qua những câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra năng lực và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ quyết định xem ứng viên có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
Đây là một buổi phỏng vấn bất ngờ vì nhà tuyển dụng sẽ không báo trước. Ứng viên chỉ biết là mình đang phỏng vấn khi nhà tuyển dụng gọi đến và đặt câu hỏi. Khả năng xử lý tình huống của ứng viên sẽ bộc lộ hết thông qua cuộc phỏng vấn này. Những câu trả lời chân thật nhất cũng sẽ được ghi nhận từ ứng viên chứ không phải những câu trả lời mẫu được soạn sẵn.

Phỏng vấn qua điện thoại sẽ cho thấy kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên
>>>> Xem Thêm: 7 Chính sách thu hút nhân tài phát triển doanh nghiệp bền vững
2. Cách phỏng vấn qua điện thoại đảm bảo thành công
Phỏng vấn qua điện thoại là một hình thức phỏng vấn rất bất ngờ. Tuy nhiên, ứng viên có thể chuẩn bị trước dựa vào những cách phỏng vấn ứng ứng viên qua điện thoại dưới đây. Điều này sẽ giúp bạn tự tin và ứng xử xuất sắc để đưa ra những câu trả lời khôn khéo.
2.1 Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Dưới đây là một số việc cần làm trước khi tham gia phỏng vấn qua điện thoại mà ứng viên cần biết.
2.1.1 Nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty, mô tả công việc
Ứng viên cần chuẩn bị thông tin này ngay sau khi apply cho công việc, vì những cuộc phỏng vấn qua điện thoại có thể đến bất cứ lúc nào mà không báo trước. Ứng viên có thể tìm hiểu trên trang Web chính thức hay trang mạng xã hội của công ty đó. Ứng viên hãy ghi lại một vài thông tin đặc sắc và đề cập trong cuộc phỏng vấn.

Nghiên cứu về công ty và công việc trước sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng
Bên cạnh nghiên cứu công ty, người được phỏng vấn cũng nên tìm hiểu về công việc của mình. Điều này sẽ gợi ý những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra khi phỏng vấn. Ứng viên hãy thể hiện trình độ và kinh nghiệm của mình cho công ty thấy. Có như vậy, nhà tuyển dụng mới biết được rằng liệu ứng viên có đảm đương tốt nhiệm vụ được giao hay không.
2.1.2 Chọn lọc và tự luyện tập câu hỏi trước gương
Hình thức phỏng vấn này có một lợi thế chính là ứng viên có thể viết câu câu hỏi và câu trả lời ra giấy. Ứng viên có thể để nó ngay bên cạnh để tham khảo trong quá trình phỏng vấn. Người thực hiện phỏng vấn có thể rèn luyện kỹ năng ứng xử thông qua việc tự luyện tập trước gương. Điều này sẽ khiến ứng viên không lúng túng và tự tin hơn khi thực hiện phỏng vấn.
Một số câu hỏi gợi ý khi tham gia phỏng vấn qua điện thoại được trình bày dưới đây. Ứng viên hãy tham khảo và soạn sẵn câu trả lời để luyện tập nếu muốn trúng tuyển.
- Anh/chị hãy giới thiệu vài nét về bản thân của mình.
- Anh/chị đã có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này chưa?
- Tại sao anh/chị lại chọn công ty này mà không phải bất kỳ công ty nào khác?
- Anh/chị có mong đợi gì khi được nhận vào vị trí này?
- Anh/chị kỳ vọng mức lương nhận được là bao nhiêu?
2.1.3 Tìm hiểu về nhân sự phỏng vấn mình qua LinkedIn
Nhà tuyển dụng, quản lý tuyển dụng, Quản lý cấp trên đều có thể thực hiện phỏng vấn. Chính vì vậy, ứng viên hãy tìm hiểu thông tin và vai trò của người phỏng vấn trong công ty. Linkedln sẽ cung cấp những thông tin về nhân sự đang làm việc tại công ty. Các diễn đàn trao đổi tìm việc cũng sẽ có những thông tin hữu ích từ các ứng viên cũ.
2.1.4 Suy nghĩ về mức lương bản thân mong muốn
Today's employers want to know the expected salary of employees in the interview, which Những nhà tuyển dụng hiện nay đều muốn biết mức lương mong muốn của nhân viên ngay từ khi phỏng vấn. Điều này vừa đảm bảo phù hợp ngân sách của công ty vừa tiết kiệm thời gian của hai bên. Vì thế, việc suy nghĩ về mức lương mong muốn chính là vấn đề ứng viên cần suy nghĩ trước. Dựa vào việc nghiên cứu mức lương trong ngành và năng lực bản thân mà đưa ra mức lương hợp lý.
Tuy nhiên, ứng viên đừng nên nên đưa ra một con số cụ thể nào đó mà hãy đưa ra một khoảng lương. Thông qua đây, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy được sự linh hoạt của người ứng tuyển.

Mức lương mà nhân viên mong muốn cũng là vấn đề nhà tuyển dụng khá quan tâm
2.1.5 Chuẩn bị tài liệu bên cạnh
Người phỏng vấn có thể hỏi về sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ năng lực để đánh giá chính xác hơn. Vì vậy, người ứng tuyển hãy chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu liên quan. Khi nhà tuyển dụng hỏi đến thì mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo. Ứng viên có thể in ra hoặc mở sẵn trên máy tính để đối chiếu khi cần.
2.1.6 Sạc đầy pin điện thoại
Ứng viên phải đảm bảo điện thoại của mình được sạc đầy đủ trước khi phỏng vấn. Ngoài ra, người ứng tuyển nên thực hiện một cuộc gọi thử nghiệm. Điều này sẽ đảm bảo rằng đường dây điện thoại rõ ràng và cuộc gọi được nhận đúng cách. Ứng viên hãy chuẩn bị sẵn sàng từ 10-15 phút trước khi buổi phỏng vấn chính thức diễn ra.
2.1.7 Hẹn lại thời gian khác nếu chưa tiện nghe điện thoại
Trong trường hợp, ứng viên không thể thực hiện phỏng vấn vào thời gian được đề xuất. Người ứng tuyển hãy khéo léo đưa ra mốc thời gian khác phù hợp hơn. Ứng viên hãy mô tả rõ về lịch trình của mình thống nhất với người tuyển dụng một thời gian khác mà cả hai đều thuận tiện.

Ứng viên khéo léo đề xuất thời gian phỏng vấn khác nếu có việc bận vào thời gian dự định
2.2 Trong buổi phỏng vấn
Dưới đây là một vài mẹo hay trong quá trình phỏng vấn mà ứng viên cần tìm hiểu.
2.2.1 Loại bỏ hết các nhân tố có thể khiến bạn dễ bị xao nhãng
qua một bên. Bên cạnh việc tắt TV và nhạc, ứng viên cũng nên đóng hết những tab không liên quan trên laptop và điện thoại. Điều này sẽ làm cho người ứng tuyển tập trung hơn vào cuộc phỏng vấn.
Ngoài ra, ứng viên nên thông báo cho cho người nhà và bạn bè tránh làm phiền trong thời gian phỏng vấn. Có như vậy thì buổi phỏng vấn mới diễn ra trơn tru và thành công nhất có thể.
2.2.2 Trả lời rõ ràng, súc tích
Khi phỏng vấn, ứng viên cần trả lời đầy đủ, rõ ràng cho từng câu hỏi. Câu trả lời phải được sắp xếp theo một trật tự logic xác định. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận và đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên thông qua đây. Khi người ứng tuyển có khả năng giao tiếp tốt sẽ nhận được sự chú ý và đánh giá cao từ nhà tuyển dụng.

Ứng viên cần trả lời rõ ràng các câu hỏi của nhà tuyển dụng
>>>> Xem thêm: 30 câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hiệu quả cho doanh nghiệp
2.2.3 Duy trì phong thái chuyên nghiệp
Ứng viên cần chọn chọn một nơi yên tĩnh để thực hiện buổi phỏng vấn. Trước khi bắt đầu phỏng vấn, ứng viên cần gửi một lời chào thân thiện đến người phỏng vấn. Điều này sẽ để lại một ấn tượng ban đầu có lợi cho buổi phỏng vấn. Người ứng tuyển hãy lắng nghe kỹ càng câu hỏi của nhà tuyển dụng. Làm như vậy sẽ giúp ứng viên trả lời mạch lạc, rõ ràng đúng vào trọng tâm của câu hỏi.
2.2.4 Không nên quá bị phụ thuộc vào giấy ghi chú
Việc chuẩn bị giấy ghi chú trong phỏng vấn là cần thiết. Tuy nhiên, ứng viên không nên phụ thuộc quá nhiều vào việc này. Khi người ứng tuyển vừa cầm giấy ghi chú vừa đọc câu trả lời sẽ khiến buổi phỏng vấn không được tự nhiên. Như vậy, ứng viên đã khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu từ cái nhìn đầu tiên.
2.2.5 Đặt những câu hỏi phù hợp cho nhà tuyển dụng
Nhà tuyển dụng muốn biết liệu ứng viên có thực sự quan tâm và nghiêm túc đến vị trí ứng tuyển hay không. Điều này được nhận thấy thông qua những câu hỏi của ứng viên vào cuối buổi phỏng vấn. Chính vì thế dù là phỏng vấn trực tiếp hãy thông qua điện thoại thì người ứng tuyển nên đưa ra vài câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn. Một vài câu hỏi gợi ý như sau:
- Nhiệm vụ hằng ngày trong công việc này là gì?
- Nhóm mà ứng ứng viên hợp tác bao gồm những ai và được tổ chức như thế nào?
- Môi trường làm việc của công ty như thê thế nào?
- Lộ trình thăng tiến trong doanh nghiệp

Ứng viên có thể tương tác bằng cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
2.2.6 Lắng nghe chủ động, tương tác nhiệt tình với nhà tuyển dụng
Ứng viên cần phải chú tâm đến buổi phỏng vấn. Ngoài ra, người ứng tuyển phải đặt câu hỏi để tương tác với nhà tuyển dụng. Điều này chứng tỏ ứng viên vẫn đang theo dõi buổi phỏng vấn và nghiêm túc với công việc này. Việc lắng nghe chăm chú cho thấy người ứng tuyển vẫn tích cực lắng nghe người phỏng vấn.
2.3 Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc
Phần trên là những phương pháp phỏng vấn qua điện thoại. Tiếp theo, Viindoo sẽ trình bày một số điểm cần chú ý khi kết thúc buổi phỏng vấn.
2.3.1 Hỏi kỹ lại về các quy trình phỏng vấn tiếp theo
Vào cuối buổi phỏng vấn, ứng viên có thể hỏi nhà tuyển dụng về quy trình phỏng vấn tiếp theo. Điều này thể hiện sự quan tâm của người ứng tuyển với vị trí này. Ngoài ra, sự rõ ràng và quy chuẩn của ứng viên cũng được nhìn nhận chân thực. Như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những đức tính của ứng viên.
2.3.2 Gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng
Người ứng tuyển đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau khi kết thúc buổi phỏng vấn. Dù buổi phỏng vấn có diễn ra như mong đợi hay không thì ứng viên cũng đừng quên thực hiện việc này. Bởi thông qua đây nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy sự tích cực và chuyên nghiệp ứng viên. Điều này sẽ nâng cao lợi thế và sức cạnh tranh cho vị trí mong ước.

Ứng viên đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn
3. Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại
Việc phỏng vấn qua điện thoại mang lại nhiều lợi ích. Nếu ứng viên vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ câu trả lời thì có thể ghi lại vào giấy ghi chú. Dưới đây là các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại tiêu biểu. Ứng viên có thể tham khảo và ghi lại nếu cần để phục vụ cho buổi phỏng vấn.
3.1 Hãy giới thiệu về bản thân bạn
Mở đầu bất kỳ buổi phỏng vấn nào cũng đều là câu hỏi về giới thiệu bản thân. Chính vì vậy, ứng viên hãy chuẩn bị câu trả lời từ trước. Thông qua câu câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ nắm được những thông tin cơ bản của ứng viên. Người ứng tuyển cần trả lời đầy đủ và rõ ràng, mạch lạc cho câu hỏi này.
Ví dụ về cách trả lời câu hỏi như sau: Tôi tên là Nguyễn Văn A, hiện tại tôi muốn ứng tuyển vào vị trí X của công ty Y. Tôi sinh ngày…, hiện đang sống tại nhà số…Định hướng phát triển trong tương lai của tôi là…Tôi biết đến công ty thông qua…

Giới thiệu bản thân chính là câu hỏi đầu tiên của buổi phỏng vấn
3.2 Hãy nói về kinh nghiệm làm việc của bạn
Kinh nghiệm làm việc cũng là một phần rất quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm. Vì vậy, ứng viên hãy chuẩn bị câu trả lời thật hoàn hảo. Dựa vào đây, nhà tuyển dụng sẽ xem xét người ứng tuyển có đủ năng lực để hoàn thành công việc hay không. Người ứng tuyển cần trả lời thành thật những kinh nghiệm mà mình có được. Đồng thời, ứng viên cũng nên trả lời những bài học, kỹ năng học được từ công việc cũ.
Ví dụ cách trả lời như sau: Tại công ty X, tôi đã từng đảm nhiệm vị trí Y trong vào…năm. Trong thời gian làm việc tại đây, tôi đã có được những kinh nghiệm…Tôi tin rằng dựa vào những kinh nghiệm mà mình có được sẽ hỗ trợ tôi hoàn thành tốt công việc được giao.
3.3 Vì sao bạn nghỉ việc công ty cũ?
Nhà tuyển dụng muốn biết lý do ứng viên nghỉ việc ở công ty cũ là gì. Bởi vì thông qua đây sẽ cho thấy mức độ gắn bó của ứng viên với công ty. Vì thế, người ứng tuyển cần khéo léo trong việc đưa ra câu trả lời. Ứng viên cần tránh nói những điều tiêu cực về công ty cũ.
Ví dụ về cách trả lời như sau: Sau X năm làm việc tại công ty Y, tôi đã xin nghỉ việc. Bởi vì, tôi nghĩ mình đã lĩnh ngộ đủ những kỹ năng và kiến thức tại vị trí đó. Tôi muốn thách thức bản thân bởi những công việc và môi trường mới. Tôi cho rằng công ty của quý vị là một điểm dừng chân phù hợp.
3.4 Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tại sao nên tuyển dụng ứng viên này mà không phải bất kỳ ứng viên nào khác. Chính vì thế, người ứng tuyển cần liệt kê đầy đủ và rõ ràng những điểm mạnh mình có được.
Bên cạnh đó, ứng viên cũng phải nêu điểm chưa tốt của mình. Ngoài ra, người ứng tuyển phải thể hiện thái độ phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Có như vậy nhà tuyển dụng mới cảm thấy ý chí vươn lên của ứng viên.
Một ví dụ về cách trả lời cho câu hỏi này như sau: Tôi có khả năng giao tiếp và thuyết trình tốt. Tôi tự tin như vậy bởi vì ở công ty cũ tôi đã được khen thưởng bởi lý do này. Tuy nhiên, khả năng nói tiếng Anh của tôi chưa được tốt. Chính vì thế mà tôi đang học tập tại trung tâm tiếng Anh để cải thiện kỹ năng này.

Ứng viên hãy trả lời thành thật những ưu và nhược điểm của mình
3.5 Lý do muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi là gì?
Đây là một câu hỏi đòi hỏi sự tinh tế và thông minh từ ứng viên. Câu trả lời có thể được lồng ghép thêm những hiểu biết về công ty vào. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tốt nếu ứng viên đã tìm hiểu về công ty. Một vài lý do có thể được đưa ra như là muốn có mức lương cao hơn, muốn làm việc tại môi trường tốt hơn, cơ hội phát triển cao,...
Ứng viên có thể tham khảo cách trả lời cho câu hỏi này như sau. Lý do tôi muốn ứng tuyển vào công ty bởi vì tôi nhận thấy môi trường làm việc ở đây phù hợp với bản thân. Tôi cũng biết công ty vừa nhận được danh hiệu một trong những công ty xuất sắc nhất. Hơn nữa, công ty có thể tạo điều kiện để tôi phát triển các kỹ năng ABC.
3.6 Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 5 năm sắp tới?
Mục tiêu nghề nghiệp cũng là một trong những câu hỏi khi phỏng vấn qua điện thoại. Một nhân viên có định hướng tốt cho bạn thân sẽ dễ dàng phát triển sự nghiệp của mình. Bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn có những người nhân nhân viên như vậy. Qua đây, nhà tuyển dụng cũng cũng biết được mức độ gắn bó của ứng viên với công ty như thế nào.
Một gợi ý trả lời cho câu hỏi này như sau. Trong 5 năm tới, tôi đã lập kế hoạch cho sự nghiệp của mình. Cụ thể là trong thời gian 1 năm tới, tôi muốn thành thạo kỹ năng X và đạt được mức lương Y. Hai năm tiếp theo, tôi muốn đạt được vị trí Z và mức lương. Hai năm cuối thì tôi muốn trở thành trưởng phòng và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này. Từ đó, tôi sẽ tiếp tục định hướng cho sự phát triển dài hạn của bản thân…
3.7 Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Đây cũng là câu hỏi gần cuối trong những câu hỏi phỏng vấn ứng ứng viên qua điện thoại. Khi nhà tuyển dụng đã có cái nhìn sâu sắc về ứng viên thì sẽ đưa ra câu hỏi này. Người ứng tuyển cần đưa ra mức lương phù hợp với năng lực của bản thân. Ứng viên cũng đừng ngại khi trả lời câu hỏi này bởi nhà tuyển dụng chỉ muốn biết nguyện vọng của người ứng tuyển là gì.
Ứng viên có thể trả lời câu hỏi này như sau. Tôi nghĩ với những kinh nghiệm mà mình có được, tôi mong muốn mức lương từ xx triệu đồng đến yy triệu đồng. Tôi nghĩ mức lương này phù hợp với năng lực và vị trí mà tôi đảm nhiệm. Tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế mà tôi sẽ điều chỉnh lại mức lương mong muốn sao cho phù hợp.

Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn biết
3.8 Bạn có câu hỏi nào cho công ty chúng tôi không?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ biết được sự nghiêm túc của ứng viên đối với công việc. Ngoài ra, việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng chứng tỏ đây là người chủ động. Chính vì vậy, nếu ứng viên có bất kỳ thắc mắc gì có thể hỏi ngay người phỏng vấn. Điều này sẽ mang lại ấn tượng tốt và nâng cao khả năng trúng tuyển của ứng viên.
Ví dụ về cách trả lời lời câu hỏi này như sau. Tôi muốn biết về môi trường làm việc của bản thân như thế nào. Ngoài ra, ai sẽ là những người cộng sự của tôi trong công việc. Chế độ lương thưởng của công ty cũng là vấn đề mà tôi quan tâm.
Ngoài ra còn một số câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại hay gặp mà ứng viên nên tham khảo. Việc chuẩn bị tốt tất cả câu hỏi sẽ khiến người ứng tuyển không bỡ ngỡ và tự tin hơn khi phỏng vấn. Dưới đây là một số câu hỏi thường được nhà tuyển dụng đặt ra:
- Bạn trở nên hứng thú với công việc này từ khi nào?
- Theo bạn như thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng?
- Hiện tại, bạn còn muốn ứng tuyển vào công ty nào khác không?
Trên đây là những thông tin quan trọng về phỏng vấn qua điện thoại mà Viindoo đã tìm hiểu được. Hy vọng thông qua đây ứng viên sẽ chuẩn bị thật tốt và tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn. Chúc tất cả các ứng viên thành công nhận được vị trí mà mình mong muốn. Viindoo sẽ quay trở lại với những chủ đề hấp dẫn hơn nữa trong các bài viết sau.
>>>> Đừng Bỏ Qua: