MBTI là gì đang là câu hỏi được nhiều người làm nhân sự, tuyển dụng quan tâm. Trong bài viết sau đây Viindoo sẽ giúp độc giả tìm hiểu về khái niệm, các tiêu chí đánh giá, những lưu ý khi làm bài test MBTI cùng cách áp dụng kết quả này vào công tác tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Xem ngay nhé!
1. MBTI là gì?
MBTI là một bài test với nhiều câu hỏi trắc nghiệm dùng để đánh giá tính cách của một người. Kết quả bài test này thể hiện cách mà một con người nhìn nhận và ra quyết định cho những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.

HIện nay, kết quả bài test MBTI được vận dụng nhiều vào trong cuộc sống, đặc biệt là công tác tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng doanh nghiệp có thể sử dụng bài test này để làm cơ sở đánh giá tính cách cũng như là mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp.
2. Tiêu chí đánh giá trong trắc nghiệm tính cách MBTI
Hiện nay, bài test tính cách MBTI dựa trên 4 tiêu chí khác nhau tạo thành 16 nhóm tính cách. 4 tiêu chí đánh giá trong bài trắc nghiệm MBTI bao gồm:
- Xu hướng tự nhiên: Hướng nội >< Hướng ngoại
Hướng ngoại là tiêu chí cho thấy một người có thiên hướng về thế giới bên ngoài như đồ vật, con người, hoạt động. Những người theo xu hướng này thường hay hòa đồng, cởi mở, hay nói cười nhưng đôi khi suy nghĩ chưa được cặn kẽ, khá nôn nóng và vội vàng.
Trái ngược với hướng ngoại, hướng nội là hướng về bên trong con người, về suy nghĩ, nội tâm, tư tưởng hay là trí tưởng tượng. Người hướng nội thường có xu hướng tập trung vào suy nghĩ bên trong của bản thân mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi ngoại cảnh, ít nói, ít thể hiện cảm xúc, suy nghĩ ra bên ngoài.
- Quyết định và lựa chọn: Cảm xúc >< Lý trí
Người cảm xúc thường có xu hướng ra quyết định dựa trên cảm xúc của bản thân như yêu, ghét, giận,... Trong khi đó, người lý trí tập trung nhiều vào suy nghĩ, phân tích của bản thân. Người có thiên hướng lý trí thường dựa vào suy luận logic, khoa học để ra các quyết định trước các vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
- Nhận thức về thế giới: Trực giác >< Giác quan
Những người có thiên hướng trực giác sẽ có xu hướng phân tích, xử lý các thông tin, dữ liệu thu thập được để đưa ra các dự đoán. Người trực giác thường sử dụng suy đoán, trí tưởng tượng và xu hướng hướng đến tương lai.
Những người theo thiên hướng giác quan thường nhận thức thế giới xung quanh thông qua màu sắc, mùi vị, hình ảnh. Họ thường sống với hiện tại, có xu hướng lựa chọn lý trí, thực tế.
- Cách thức hành động: Linh hoạt >< Nguyên tắc
Những người theo thiên hướng linh hoạt thường có hành động, quyết định tùy vào từng tình huống mà không phải chỉ dựa vào lộ trình, kế hoạch có sẵn. Trong khi đó, những người nguyên tắc lại có xu hướng hành động theo kế hoạch đã đặt trước, ít làm điều gì đó bất thường, bộc phát.
>>>> Xem Thêm Về: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Hiểu đúng về 5 nhu cầu con người
3. Lưu ý khi làm bài test MBTI là gì?
Sau đây là một số lưu ý khi làm bài test MBTI:
- Cần trung thực và trả lời câu hỏi dựa trên suy nghĩ của bản thân mà không nên bị bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng.
- Thực hiện bài kiểm tra trong lúc tâm trạng bình ổn, không có quá nhiều cảm xúc mạnh mẽ.
- Tính cách, cách cư xử của mỗi người sẽ không cố định mà có sự thay đổi theo thời gian. Vì vậy, bài kiểm tra nên được thực hiện nhiều lần trong các khoảng thời gian khác nhau để có kết quả chuẩn xác nhất.

>>>> Tham Khảo Thêm: Mô hình ASK là gì? Đánh giá năng lực theo mô hình ASK tối ưu
4. Tổng quan về 16 nhóm tính cách MBTI
4.1 INFJ – Người che chở
Đây là một trong những nhóm tính cách hiếm thấy, ít xuất hiện. Những người thuộc nhóm tính cách này thường có nhiều ý kiến mạnh mẽ đối với điều mà họ quan tâm. Họ luôn đấu tranh quyết liệt cho những gì mà họ cho là quan trọng và có ý nghĩa. Người che chở thường là sự kết hợp giữa chủ nghĩa lý tưởng và quyết đoán, có thiên hướng kiên trì đi theo một mục tiêu lâu dài.
Ưu điểm:
- Ấm áp và đáng tin cậy trong mọi mối quan hệ
- Có sự nhạy cảm, quan tâm đến người xung quanh.
- Thường có xu hướng lý tưởng hóa, đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân và mọi người xung quanh
- Biết cách lắng nghe.
- Giao tiếp tốt, luôn nỗ lực để đạt mối quan hệ tốt nhất.
- Nghiêm túc với mục tiêu, cam kết của bản thân.
Nhược điểm:
- Thường sống khá khép kín, không thích sự tranh cãi, chỉ trích.
- Không giỏi trong việc sử dụng tiền bạc hay các loại công cụ thường ngày khác.
- Đặt ra kỳ vọng quá cao cho cả bản thân và người khác.
- Khó có thể từ bỏ một mối quan hệ nào dù là đang có chiều hướng xấu đi.
>>>> Đọc Thêm Về: Đánh giá 360 độ là gì? Quy trình triển khai phương pháp
4.2 INFP – Người lý tưởng hóa
Những người thuộc nhóm tính cách này thường sống khép kín, ít nói và tương đối nhút nhát. Họ thường tìm kiếm sự cân bằng, hài hòa trong cuộc sống xung quanh, luôn mong muốn tạo ra điều gì đó tích cực. Người lý tưởng hóa luôn tìm được những điểm tốt đẹp ở phía người khác dù là rất nhỏ. Vì vậy, họ luôn dành cho người khác sự tôn trọng và cảm thông.
Ưu điểm:
- Giàu tình thương và sự quan tâm.
- Bày tỏ những thái độ tích cực.
- Luôn hướng đến một mối quan hệ dài lâu.
- Có xu hướng quan tâm đến những người xung quanh, nuôi dưỡng các mối quan hệ tốt đẹp.
- Nhạy cảm với những gì mà người khác cảm nhận.
- Thường đáp ứng nhu cầu của người khác, linh hoạt và đa dạng.
Nhược điểm:
- Không thích những chỉ trích và xung đột.
- Khó từ bỏ mối quan hệ có xu hướng xấu.
- Sống kín đáo và nhút nhát, ít biểu đạt cảm xúc.
- Thường có xu hướng nhận trách nhiệm về mình và tự trách bản thân.
- Không muốn người khác khám phá về thế giới nội tâm của bản thân.
4.3 INTJ – Nhà khoa học
Đây là nhóm tính cách có thiên hướng tự tin về nguồn kiến thức mà bản thân. Họ thường được xem là những người thông minh và khá bí ẩn. Người thuộc nhóm tính cách INTJ thường tìm thấy thế mạnh của chính mình ở một hay một số lĩnh vực nào đó. Người thuộc nhóm INTJ thường quyết đoán, tự tin và cầu toàn, luôn mong muốn cải tiến những ý tưởng hay hệ thống mà họ tiếp xúc.

Ưu điểm:
- Đầu óc nhanh nhạy, linh hoạt và thông minh.
- Quyết đoán và độc lập, chăm chỉ và quyết tâm để đạt mục tiêu.
- Giàu trí tưởng tượng, thẳng thắn và trung thực.
- Có thể trở thành chuyên gia ở lĩnh vực nào đó nếu họ muốn.
Nhược điểm:
- Cầu toàn và kiêu ngạo.
- Luôn phân tích mọi thứ quá lý trí, thiếu sự cảm thông, đồng cảm với người khác.
- Không thích những môi trường có cấu trúc quá cao, quá nhiều quy định và luật lệ.
4.4 INTP – Nhà tư duy
Những người thuộc nhóm tính cách INTP thường có xu hướng yêu thích lý thuyết, mong muốn phân tích và cải tiến mọi thứ. Đây là nhóm tính cách có tư duy logic hàng đầu. Người thuộc nhóm tính cách INTP thường yêu thích giải quyết những vấn để khó khăn hơn là làm những công việc thường ngày giản đơn, nhàm chán.
Ưu điểm:
- Trung thực, giàu trí tưởng tượng và nhiệt tình.
- Tư tưởng rộng rãi, cởi mở, dễ dàng chấp nhận những điều mới mẻ.
- Lý trí và có cái nhìn khách quan trước mọi vấn đề.
- Quan tâm đến người xung quanh, thường chiều theo ý người khác.
- Không bị ảnh hưởng bởi những chỉ trích, phê bình.
Nhược điểm:
- Không giỏi bộc lộ các cảm xúc của bản thân.
- Dễ nổi nóng trong cơn giận, thường lờ đi trong các tình huống xung đột.
- Thường hoài nghi và khó tin tưởng người khác.
- Có xu hướng hoài nghi về bản thân mình.
4.5 ISFJ – Người nuôi dưỡng
Đây được đánh giá là nhóm tính cách có tấm lòng vị tha nhất. Những người theo thiên hướng ISFJ thường nhân hậu, vị tha, tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất của con người. Người nuôi dưỡng thường tôn trọng pháp luật, tuân theo những thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đồng thời, những người này cũng sống khá nội tâm và không dễ để người khác tìm hiểu về bản thân
Ưu điểm:
- Rất nhiệt tình trong công việc, trung thực và chăm chỉ.
- Cẩn thận, tỉ mỉ và đáng tin cậy trong mọi vấn đề.
- Luôn sẵn sàng chia sẻ, đồng cảm với người khác về mọi vấn đề.
- Ấm áp, gần gũi và thân thiện với tất cả mọi người.
- Luôn biết cách lắng nghe và xây dựng các mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp.
Nhược điểm:
- Không thích những sự xung đột trong bất cứ tình huống nào.
- Không thích bộc lộ những nhu cầu, cảm xúc cá nhân. Điều này đôi khi tạo ra sự dồn nén và bí bách.
- Không thích và khó khăn khi hòa nhập vào một môi trường mới.
- Thường quá khiêm nhường và nhút nhát.
- Quá cầu toàn dẫn đến sự quá tải trong công việc.
4.6 ISFP – Người nghệ sĩ
Người theo thiên hướng tính cách ISFP thường có xu hướng yêu thích sự khám phá, theo đuổi những điều mới mẻ. Họ không thích sự ràng buộc, luôn phản đối những hình thức kiểm soát. Những người này cũng khá nhạy cảm trước những cảm xúc của người khác. Người thuộc nhóm tính cách này thường bị thu hút bởi lối sống thoải mái, phóng khoáng và ngẫu hứng.
Ưu điểm:
- Thân thiện, nồng nhiệt với mọi người, chiều theo ý muốn của người khác.
- Quyết đoán trước mọi tình huống.
- Nhạy cảm với cảm xúc của người khác.
- Nghiêm túc với các cam kết và muốn giữ mối quan hệ lâu dài.
- Lạc quan trong mọi trường hợp.
Nhược điểm:
- Không thích việc quản lý tài chính.
- Không thích những sự xung đột và bình luận, chỉ trích tiêu cực.
- Dễ đa nghi và sống quá thực tế.
- Không dễ dàng thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cá nhân.
- Thích sự tận hưởng cuộc sống nên đôi khi tạo cảm giác khá lười biếng và chậm chạp.
4.7 ISTJ – Người có trách nhiệm
Đây là nhóm tính cách phổ biến trên thế giới. Những người thuộc nhóm tính cách này thường được cho là tôn trọng sự thật, dễ dàng tiếp thu các thông tin khác nhau. Nhóm tính cách ISTJ thường rất có kỹ lưỡng trong tất cả mọi việc và không giả định bất cứ điều gì.

Ưu điểm:
- Tôn trọng những gì mình đã cam kết.
- Biết cách lắng nghe người khác.
- Đối mặt với các xung đột một cách lý trí nhất.
Nhược điểm:
- Quá cứng nhắc.
- Thường cho rằng mình đúng.
- Quá quan trọng trong việc thắng - thua.
- Khó đồng cảm với người khác.
4.8 ISTP – Nhà cơ học
Những người có xu hướng tính cách ISTP thường suy nghĩ lý trí và logic. Người thuộc nhóm tính cách này thường biết cách để giữ năng lượng cho bản thân để làm những công việc quan trọng hơn. Nhóm tính cách ISTP khá hài hước, lạc quan và hào phóng trong mọi vấn đề.
Ưu điểm:
- Luôn giữ tinh thần tích cực, lạc quan.
- Tự tin, tôn trọng sự riêng tư của người khác.
- Thực tế, không sợ xung đột hay phê bình.
- Dễ dàng từ bỏ một mối quan hệ xấu.
Nhược điểm:
- Không thể hiện nhiều cảm xúc, dễ sống kín đáo và thu minh lại.
- Cần không gian riêng tư.
- Khó đồng cảm với người khác.
4.9 ENFJ – Người cho đi
Đây là nhóm tính cách có sức hấp dẫn lớn, lôi cuốn và có năng lực hùng biện tốt. Họ luôn có xu hướng quan tâm và mang đến những điều tốt đẹp nhất cho người khác. Các ENFJ thường định hướng cuộc sống của chính họ theo mong muốn của người khác. Đồng thời, họ cũng khá dè dặt khi biểu đạt cảm xúc, tình cảm của bản thân.
Ưu điểm:
- Giao tiếp tốt, có khả năng truyền cảm hứng cho người khác.
- Hài hước, vui vẻ.
- Cố gắng để đạt kết quả win - win trong mối quan hệ.
Nhược điểm:
- Nhạy cảm với những mâu thuẫn và xung đột.
- Không chú tâm vào nhu cầu bản thân.
- Thường tự đổ lỗi cho bản thân.
- Đôi khi quá cứng nhắc và không linh hoạt trong một số trường hợp.
4.10 ENFP – Người truyền cảm hứng
Người truyền cảm hứng thường có khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân và những người xung quanh rất tốt. Họ rất nhiệt tình, năng động mà lời nói luôn có sức thuyết phục đối với người khác. Các ENFP thường yêu thích sự tự do, an toàn và ổn định. Những điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong cách hoạt động thường ngày của họ.
Ưu điểm:
- Luôn trung thành và mong muốn được cống hiến.
- Thân thiện và đáng tin cậy trong mọi trường hợp.
- Luôn muốn xây dựng một mối quan hệ win - win.
- Nhiệt huyết và năng động.
Nhược điểm:
- Không yêu thích sự tranh cãi và những lời phê bình.
- Quá yêu cầu sự hoàn hảo trong mối quan hệ.
- Thường bị chìm đắm trong công việc.
4.11 ENTJ – Nhà điều hành
Những người thuộc nhóm tính cách này thường nhạy bén, lý trí và có cá tính lôi cuốn. Những người này luôn mong muốn chinh phục những thử thách và có tiềm năng trở thành người lãnh đạo trong tương lai. Trong thế giới của ENTJ, sai lầm là điều khó có thể chấp nhận. Vì vậy họ đôi khi khá cầu toàn và kỹ tính trong công việc.

Ưu điểm:
- Thẳng thắn, minh bạch, nhiệt huyết và mạnh mẽ.
- Luôn đặt ra những tiêu chuẩn rất cao.
- Nghiêm túc, tôn trọng những cam kết, mong muốn học hỏi và ý chí cầu tiến mạnh mẽ.
Nhược điểm:
- Khó khăn khi lắng nghe người khác.
- Quá sa vào những cuộc tranh luận thắng - thua.
- Đôi khi bị độc đoán và thô lỗ.
- Nghiêm khắc với sự cẩu thả.
4.12 ENTP – Người có tầm nhìn
Những người thuộc nhóm tính cách này thường yêu thích những cuộc tranh luận. Họ cũng thường luôn giữ cho cuộc tranh luận nằm trong tầm kiểm soát. Đồng thời, các ENTP thường khá trung thực và thẳng thắn, không thích những gì quá dài dòng. Người thuộc xu hướng tính cách này thường lý trí, khó cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người khác.
Ưu điểm:
- Nhiệt tình, lạc quan, dễ thuyết phục người khác.
- Giao tiếp tốt, thích xây dựng các mối quan hệ.
- Dễ dàng hòa nhập với môi trường mới.
Nhược điểm:
- Dễ bị thu hút bởi cái mới mẻ, chán nản với những điều cũ.
- Thích tranh luận nên thường là nguyên nhân đằng sau những cuộc tranh cãi.
- Thiếu sự khoan dung, đồng cảm với người khác.
4.13 ESFJ – Người quan tâm
Vị tha và hòa đồng là 2 nét đặc trưng nhất của nhóm tính cách này. Những người thuộc nhóm tính cách này có xu hướng sống khá truyền thống, thích tuân theo pháp luật hay cá luật lệ. Họ thường nhạy cảm về địa vị xã hội, quan tâm đến cái nhìn của người khác. Đồng thời, nhóm tính cách này cũng thường nghiêm túc và tôn trọng các cam kết.
Ưu điểm:
- Yêu thích giúp đỡ, thân thiện với mọi người.
- Lạc quan và quyến rũ người khác.
- Tôn trọng hứa hẹn, luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của bản thân.
- Khá truyền thống và có tư tưởng hướng về cội nguồn.
Nhược điểm:
- Không thích những cuộc xung đột và chỉ trích, phê phán.
- Khó chấp nhận sự tiêu cực.
- Quá quan tâm đến danh vọng và cái nhìn của mọi người xung quanh.
- Cần sự khẳng định từ người khác.
4.14 ESFP – Người trình diễn
Vui vẻ và bốc đồng là những đặc điểm tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn cho người thuộc nhóm tính cách này. Những người ESFP có năng lực thẩm mỹ cao. Đây là năng lực nổi bật nhất của nhóm tính cách này. Các ESFP luôn mong muốn tìm kiếm những điều thú vị và chia sẻ chúng với người khác. Điều này khiến họ trở nên hòa đồng hơn với mọi người xung quanh.
Ưu điểm:
- Năng lực thẩm mỹ tuyệt vời.
- Khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt và dễ dàng hòa nhập với môi trường mới.
- Nhiệt tình và vui vẻ với mọi người.
- Họ thường có nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo.
Nhược điểm:
- Đôi khi quá thực dụng.
- Dễ dàng chán những cái cũ.
- Thường sử dụng tiền bạc lãng phí.
- Có xu hướng thoát ra khỏi các xung đột mà không phải là đối mặt.
4.15 ESTJ – Người bảo hộ
Truyền thống, nguyên tắc và ổn định là 3 nét đặc trưng của người thuộc nhóm tính cách người bảo hộ. Họ có xu hướng hướng ngoại, thích giao tiếp với người khác và gắn kết các mối quan hệ. Những người này thường rất tận tâm và có trách nhiệm với công việc, lời hứa của bản thân.

Ưu điểm:
- Lạc quan, nhiệt tình và thân thiện.
- Ít bị ảnh hưởng bởi các xung đột.
- Đáng tin cậy, luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
- Nghiêm túc trong cam kết và các mối quan hệ.
Nhược điểm:
- Khó đồng cảm, thường luôn muốn lãnh đạo người khác.
- Dễ làm tổn thương người khác, luôn nghĩ rằng mình đúng.
- Không thoải mái với sự thay đổi, khó thích nghi với cái mới.
4.16 ESTP – Người thực thi
Những người thuộc nhóm tính cách người thực thi thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến hiện tại hơn là tương lai. Họ thường linh hoạt và không cứng nhắc trong các vấn đề. Luật lệ và quy tắc thường được xem như là điều được sử dụng để tham khảo đối với họ.
Ưu điểm:
- Cuốn hút, hào hứng và vui tính.
- Không bị ảnh hưởng nhiều bởi những xung đột hay chỉ trích.
- Vui vẻ, hòa đồng, thường được mọi người yêu thích.
Nhược điểm:
- Dễ chán nản và khó đồng cảm với người khác.
- Không thích xây dựng những kế hoạch lâu dài cho tương lai mà chỉ quan tâm vào hiện tại.
- Ít bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
5. Ứng dụng của MBTI trong quản lý nhân sự
5.1 Đối với tuyển dụng nhân viên
MBTI được các nhà quản trị ứng dụng nhiều trong việc tuyển dụng nhân viên. Kết quả bài test MBTI phần nào phản ánh được tính cách, tâm lý và năng lực mà một người có được. Điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng tìm được những ứng viên có tính cách phù hợp với văn hóa chung của công ty. Nhờ vậy mà hiệu quả tuyển dụng sẽ được nâng cao.

5.2 Đối với quản lý nhân viên
Khi hiểu được tính cách của từng nhân sự, nhà quản trị sẽ có biện pháp quản trị nguồn nhân lực hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp nhà quản trị kiểm soát được các mâu thuẫn trong công việc, gia tăng hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp.
5.3 Đối với đánh giá nhân viên
MBTI giúp các nhà quản trị có thể phân loại, đánh giá nhân sự một cách khách quan nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể quản trị nguồn nhân lực hiệu quả hơn, tối ưu hiệu suất hoạt động trong nội bộ tổ chức.
Bài viết trên của Viindoo đã giúp độc giả lý giải MBTI là gì và 16 nhóm tính cách. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về cách ứng dụng hiệu quả bài test vào trong quá trình quản lý nhân sự.
>>>> Tiếp Tục Với: