BSC là gì? Mô hình này bao gồm những yếu tố nào? BSC có vai trò gì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Làm thế nào để áp dụng mô hình kinh doanh BSC hiệu quả trong doanh nghiệp? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Viindoo.
1. BSC là gì?
BSC (Balanced scorecard) là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất trong doanh nghiệp. Mô hình này sẽ đóng vai trò định hướng doanh nghiệp trong suốt quá trình thiết lập, thực hiện, kiểm soát, đánh giá kết quả hoàn thành của chiến lược kinh doanh được đặt ra.

Mô hình BSC hướng đến sự cân bằng trong các yếu tố như mục tiêu ngắn hạn, dài hạn; các yếu tố thuộc/ không thuộc về tài chính, chỉ tiêu đầu vào và đầu ra, hoạt động nội bộ và hướng đến xã hội. Đồng thời, mô hình này quan tâm đến 4 thước đo quan trọng là tài chính, khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập và phát triển.
2. Mô hình BSC bao gồm những gì?
2.1 Thước đo tài chính
Thước đo tài chính là yếu tố mà mô hình BSC quan tâm hàng đầu. Thước đo này được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau như chi phí, lợi tức, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, hay cách doanh nghiệ quản trị nguồn vốn, ... Đây là thước đo quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Những yếu tố trong thước đo tài chính không phải là yếu tố duy nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm trong kỷ nguyên số hóa hiện nay. Bởi tài chính chỉ mới là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài tài chính, nhà quản trị cũng cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác để có cải nhìn tổng thể, khách quan hơn về tình trạng doanh nghiệp.

>>>> Xem Thêm Về: Chi phí ẩn là gì? Ví dụ, cách tính và cắt giảm chi phí ẩn
2.2 Thước đo hoạt động nội bộ trong doanh nghiệp
Thước đo hoạt động nội bộ là một khía cạnh mà nhà quản trị cần quan tâm khi xem xét tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là thước đo giúp doanh nghiệp đo lường các thành tích đã đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Khi vận hành, doanh nghiệp sẽ luôn tồn tại những mảng hoạt động tốt hơn và những bộ phận kém hiệu quả hơn. Điều mà nhà quản trị cần thực hiện lúc này là rà soát lại hoạt động kinh doanh để biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu trong quy trình kinh doanh và vận hành. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phù hợp để phát huy điểm mạnh, quản trị rủi ro và đối phó với những thách thức hiệu quả.
>>>> Đọc Ngay: Xây dựng Bộ quy trình quản lý doanh nghiệp đơn giản, hiệu quả
2.3 Thước đo học tập và phát triển
Thước đo học tập và phát triển là yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm khi áp dụng mô hình BSC. Ở tiêu chí này, không có bất cứ giới hạn nào là cao nhất. Tất cả mọi năng lực đều có thể trau dồi và phát triển theo thời gian.
Khi doanh nghiệp quan tâm đến việc kế hoạch đào tạo nhân viên, nhân viên sẽ được áp dụng các công cụ công nghệ hiện đại nhằm cải thiện hiệu suất nhiều hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh chóng hơn với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường trong thời đại số hóa hiện nay. Đồng thời, điều này cũng giúp gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành.

2.4 Thước đo khách hàng
Thước đo khách hàng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong bất cứ doanh nghiệp nào. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng hàng đầu đến doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong hiện tại và tương lai. Thước đo này còn giúp doanh nghiệp biết được mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Có thể nói, việc lấy khách hàng làm trung tâm là chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững.
Doanh nghiệp có thể đặt ra một số câu hỏi để biết được mức độ hài lòng của khách hàng như:
- Đây có phải là đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến? Họ có đánh giá tích cực về sản phẩm của doanh nghiệp không?
- Phần trăm đánh giá tích cực/ tiêu cực về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp là bao nhiêu? So với các đối thủ khác tì tỉ lệ này như thế nào?

3. Vai trò của BSC trong doanh nghiệp là gì?
BSC có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược tốt hơn: BSC giúp doanh nghiệp có một cơ sở nhất định về mối quan hệ nhân quả giữa nhiều yếu tố khác nhau trong tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra một chiến lược cốt lõi hoàn hảo, phù hợp với năng lực nội tại của chính tổ chức.
- Hỗ trợ doanh nghiệp liên kết nhiều dự án khác nhau: Mô hình BSC đã giúp doanh nghiệp tạo ra một nền móng quan trọng và chiến lược cốt lõi. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được các kế hoạch đều được thực hiện đúng với chiến lược chung, không bị lãng phí bất cứ nguồn lực nào.
- Hỗ trợ cải thiện năng lực truyền thông: Khi doanh nghiệp đã có được chiến lược tổng thể, việc triển khai các kế hoạch truyền thông trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Gia tăng hiệu quả báo cáo: Kết quả trong mô hình BSC có thể được sử dụng như một đề cương báo cáo tổng quan. Điều này sẽ giúp báo cáo tập trung vào các vấn đề quan trọng cần quan tâm, tránh sự dài dòng và lãng phí.e.
4. Doanh nghiệp nào nên sử dụng BSC?
BSC có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp đều phù hợp để sử dụng mô hình BSC. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý một số doanh nghiệp nên sử dụng mô hình quản trị này:
- Doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đa ngành nghề.
- Doanh nghiệp hướng đến mục tiêu xã hội, hoạt động dưới hình thức phi lợi nhuận.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước 100%.
- Doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.

5. Doanh nghiệp áp dụng mô hình BSC như thế nào?
5.1 Bước 1 - Kiểm soát dữ liệu
Kiểm soát dữ liệu luôn là vấn đề gây khó khăn đối với rất nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định chiến lược cốt lõi cần thiết và đưa chúng vào một nền tảng tập trung như hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp, các phần mềm quản trị tổng hợp,... Điều này giúp doanh nghiệp thống kê được các thước đo cho những yếu tố có liên quan và biết được những người khác đang làm như thế nào.

5.2 Bước 2 - Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu
Đo lường và đánh giá mục tiêu luôn là điều doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh đều đi đúng hướng. Doanh nghiệp cần đánh giá các yếu tố này một cách khách quan để tránh gặp phải những sai sót cần thiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng màu sắc để đánh giá kết quả như: Màu vàng là yếu tố có thể tự điều chỉnh, màu đỏ là dự án cần sự hỗ trợ, màu xanh là doanh nghiệp đã đi đúng hướng.
5.3 Bước 3 - Đánh giá các yếu tố mục tiêu theo KPI
KPI được xem là một phương pháp hiệu quả để đánh giá hiệu quả làm việc nhân viên và biết được họ đã làm đúng mục tiêu chiến lược hay chưa. KPI có thể khác nhau tùy vào mục tiêu định hướng của từng doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về bức tranh tổng thể, giao việc và kiểm soát hiệu suất hợp lý.

>>>> Tham Khảo Về: Khác nhau giữa OKR và KPI? Nên sử dụng chỉ số nào?
5.4 Bước 4 - Kết nối các mục tiêu
Doanh nghiệp nên gắn các mục tiêu với chiến lược tổng thể đã đề ra. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các mục tiêu cũng nên được kết nối với nhau theo dạng nguyên nhân - kết quả để có thể đo lường tốt nhất.
Hi vọng sau khi đọc bài viết trên, bạn đọc đã hiểu được BSC là gì cũng như vai trò và ứng dụng của mô hình này trong doanh nghiệp. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết tiếp theo trên Viindoo website để biết các phương pháp quản lý kinh doanh hiệu quả khác.
>>>> Tiếp Tục Với: