12 xu hướng thương mại điện tử HÀNG ĐẦU năm 2023

Xu hướng thương mại điện tử đang bùng nổ trên thị trường hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng những xu hướng này để phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, Viindoo sẽ giới thiệu đến độc giả top 12 xu hướng thương mại điện tử hiện nay. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (hay còn gọi là eCommerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến, trong đó các giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện thông qua internet hoặc các nền tảng trực tuyến khác. 

Thương mại điện tử cung cấp cho người tiêu dùng một cách thức mua sắm thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Các doanh nghiệp có thể sử dụng thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm, tăng doanh số và mở rộng thị trường.

xu hướng thương mại điện tửThương mại điện tử là gì?

2. Tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam

2.1 Sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều cơ hội và tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh trực tuyến. Theo báo cáo của Cục Thống kê Việt Nam, doanh số bán lẻ qua mạng tại Việt Nam đã đạt 10,08 tỷ USD vào năm 2020, tăng 30% so với năm 2019.

Các ngành hàng được ưa chuộng nhất hiện nay là thời trang, điện tử, hóa mỹ phẩm, thực phẩm và đồ uống. Các trang web thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Lotte.vn, Chotot.com... đều đang có sự cạnh tranh lớn nhằm chiếm lĩnh thị phần.

2.2 Tương lai của thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của Google và Temasek, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam có thể đạt mức 33 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.

Thị trường đang được đẩy mạnh bởi sự phổ biến của internet và công nghệ thông tin, cùng với tốc độ tăng trưởng của ngành logistics và thanh toán điện tử. Nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng cũng đang tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19 khi mọi người tránh xa khỏi các cửa hàng truyền thống.

Năm 2023 sẽ là những cuộc chiến khốc liệt giành thị phần giữa các ông lớn như Tiki, Lazada, Shopee. Không dừng lại ở đó, các doanh nghiệp cũng sẽ nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để hỗ trợ cho hoạt động E-Commerce của mình. Theo đó, họ sẽ đầu tư và phát triển nhiều hơn vào công nghệ, tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ.

3. 12 xu hướng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam và thế giới

3.1 Công nghệ thực tế ảo (VR)

Có thể nói, công nghệ thực tế ảo (VR) là một bước tiến mới trong lĩnh vực thương mại điện tử. Công nghệ thực tế ảo cho phép người dùng có thể nhìn thấy hình ảnh trực quan của mặt hàng mà mình sắp mua.

Từ khi VR xuất hiện và được áp dụng, trải nghiệm mua sắm của khách hàng trong các ngành như: Thời trang, nội thất, mỹ phẩm… đã được nâng cao rõ rệt. Các hình ảnh mà công nghệ thực tế ảo cung cấp giúp người dùng cảm nhận, đánh giá chính xác về sản phẩm mà không cần phải ra tận cửa hàng.

Xu hướng thương mại điện tử - Công nghệ thực tế ảoCông nghệ thực tế ảo

3.2 Thời đại Tiếp thị liên kết và KOLs trong xu hướng Thương mại điện tử ngày nay

Affiliate Marketing và KOLs là hình thức marketing hiệu quả, được rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ quy mô vừa và nhỏ áp dụng. Xu hướng thương mại điện tử này sẽ giúp doanh nghiệp không phải chi quá nhiều chi phí cho giai đoạn ban đầu.

Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần chi trả phí khi khách hàng bấm vào sản phẩm của mình. Tuy nhiên, với xu hướng Affiliate Marketing và KOLs, doanh nghiệp phải chọn được các KOLs phù hợp với ngành nghề kinh doanh để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Xu hướng thương mại điện tử - Affiliate Marketing và KOLsAffiliate Marketing và KOLs

3.3 Sử dụng Chatbot để hỗ trợ khách hàng

Chatbot là chức năng có thể tương tác với người dùng như một nhân viên bán hàng thực thụ. Khách hàng hiện nay thường có nhu cầu tìm kiếm và muốn mua sản phẩm chỉ với vài thao tác nhấp chuột. Nếu tốn quá nhiều thời gian để mua hàng và chờ đợi câu trả lời của nhân viên tư vấn, trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng sẽ bị giảm.

Sử dụng Chatbot sẽ giúp doanh nghiệp có thể lưu lại lịch sử giao dịch, tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng ngay lập tức. Theo như dự đoán của các chuyên gia, vào năm 2023 sẽ có khoảng 80% doanh nghiệp ứng dụng chatbot vào trong công việc kinh doanh của mình.

Xu hướng thương mại điện tử - Sử dụng ChatbotsSử dụng Chatbot

3.4 Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ đồng thời thu hút thêm những khách hàng mới tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng. Doanh nghiệp có thể thực hiện phương pháp cá nhân hóa bằng cách gợi ý cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu mua sắm của họ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể bố trí các nội dung cụ thể để nhắm đến các đối tượng khách hàng nhất định. Một cách thực hiện cá nhân hóa khác được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng đó chính là gửi cho khách hàng các mã khuyến mãi, thiệp chúc mừng… vào những dịp đặc biệt.

Xu hướng thương mại điện tử - Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàngCá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Đừng Bỏ Qua: 10 phương pháp bán hàng hiệu quả dân sales không nên bỏ qua

3.5 Bán hàng đa kênh Omnichannel​

Omnichannel là một mô hình bán hàng đa kênh thích hợp trong xu hướng thương mại điện tử bao gồm: Mạng xã hội, website thương mại điện tử… nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất ở bất cứ đâu, trên bất kỳ nền tảng nào. Theo thống kê của Statista, có đến khoảng 47% doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử nhận định bán hàng đa kênh Omnichannel là chiến lược quan trọng trong sự phát triển của họ.

Bán hàng đa kênh Omnichannel là xu hướng thương mại điện tử mớiBán hàng đa kênh Omnichannel

Đọc Thêm Chi Tiết: Omnichannel là gì? Quy trình xây dựng omnichannel

3.6 Quảng bá bằng video thương mại ngắn

Trong thời kỳ Internet hiện nay, mạng xã hội đang là xu hướng bùng nổ, được rất nhiều người dùng quan tâm, đặc biệt là hình thức đăng story 24h trên các nền tảng nổi tiếng như: Facebook, TikTok, Instagram… Cũng chính vì sự bùng nổ này mà các video thương mại ngắn ngày càng trở nên phổ biến, giúp cho doanh nghiệp thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người dùng, đặc biệt là phân khúc giới trẻ.

Theo trang Statista, xu hướng quảng bá bằng video thương mại ngắn sẽ chiếm 82% lưu lượng truy cập Internet của người dùng vào năm 2022, tăng 15 lần so với năm 2017. Quảng bá bằng video thương mại ngắn được dự đoán sẽ trở thành xu hướng dẫn đầu trong những năm tiếp theo.

Xu hướng thương mại điện tử quảng bá bằng video ngắnQuảng bá bằng video thương mại ngắn

3.7 Tiêu dùng xanh

Tiêu dùng xanh được hiểu là việc sử dụng các sản phẩm thân thiện hoặc ít gây hại cho môi trường, sức khỏe người tiêu dùng. Theo thống kê của GWI, có khoảng 60% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Xu hướng thương mại điện tử - Tiêu dùng xanhTiêu dùng xanh

3.8 Đa dạng phương thức thanh toán

Khi mua sắm, nếu khách hàng không thể thanh toán theo cách mà họ mong muốn, giao dịch sẽ có nguy cơ bị hủy. Chính vì vậy, cung cấp đa dạng hình thức thanh toán là cách để doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng trên các thiết bị di động. Bằng cách này, khách hàng cũng có thể lưu thông tin thanh toán của họ và thực hiện giao dịch nhanh hơn vào lần mua sau.

Xu hướng thương mại điện tử - Đa dạng phương thức thanh toánĐa dạng phương thức thanh toán

3.9 Headless E-commerce​

Thông thường, một trang web thương mại điện tử sẽ gồm 2 phần chính:

  • Back-end: Trong Back-end sẽ bao gồm các bộ phận như hệ thống dữ liệu, công cụ quản lý nội dung, thiết kế, các công cụ khác… để phát triển tính năng cho website.
  • Front-end: Front-end là phần giao diện hiển thị nội dung đã back-end được sản xuất bằng dạng khung HTML. Đây sẽ là phần để người dùng tiếp xúc và tương tác trực tiếp khi truy cập vào website.

Từ đó, ta có thể hiểu rằng Headless Ecommerce là việc cả hai phần front-end và back-end hoạt động như hai hệ thống độc lập và hoàn toàn tách biệt với nhau. Tuy nhiên, hai hệ thống này vẫn sẽ được kết nối với nhau thông qua hệ thống API để đảm bảo các thông tin sẽ được chuyển từ back-end đến front-end khi cần.

Cuộc khảo sát tại Adobe Summit của Magento đã cho thấy, 83,7% doanh nghiệp cho biết rằng họ đang tiến hành đầu tư và lên kế hoạch chuyển đổi sang Headless Ecommerce cho doanh nghiệp.

Xu hướng thương mại điện tử - Headless E-CommerceHeadless E-Commerce

3.10 Thương mại xã hội

Thương mại xã hội là xu hướng kết hợp giữa Mạng xã hội (Social Media) và Thương mại điện tử (E-Commerce) thông qua việc sử dụng các nền tảng xã hội như: Zalo, Facebook, Tiktok… để làm phương tiện truyền thông quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Theo trang Statista, vào năm 2022 doanh số của Social Commerce trên thế giới được ước tính là 958 tỷ USD. Đồng thời, các chuyên gia kinh tế cũng dự đoán rằng thương mại xã hội sẽ có giá trị khoảng 2,9 nghìn vào năm 2016.

xu hướng Thương mại điện tử ngày nayThương mại xã hội

3.11 Thương mại đối thoại

Thương mại đối thoại được thực hiện trên nền tảng di động. Xu hướng này tăng cường khả năng trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua ứng dụng Facebook, Zalo, Viber…

Theo thống kê từ Decision Lab và Facebook, có khoảng 53% người tiêu dùng trực tuyến trên thế giới đến từ thị trường thương mại đối thoại. Trong đó, Facebook Messenger được xem là kênh thương mại đối thoại phổ biến nhất, sau đó đến các nền tảng như: Instagram, Livestream.

3.12 Thương mại di động

Xu hướng thương mại di động chủ trương sử dụng các thiết bị không dây như: Điện thoại, máy tính… để thực hiện giao dịch trực tuyến. Theo trang Adjust, thương mại di động chiếm 54% doanh thu của thị trường thương mại điện tử vào năm 2021, và con số này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

xu hướng Thương mại điện tử ngày nayThương mại di động

Ứng dụng xu hướng thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp nhu cầu thị trường, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Viindoo hi vọng qua 12 xu hướng được giới thiệu trong bài viết trên, các doanh nghiệp sẽ có thêm kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh của mình.

Tiếp Tục Với:

12 xu hướng thương mại điện tử HÀNG ĐẦU năm 2023
Bùi Thị Xuyền 22 tháng 12, 2020

SHARE THIS POST
Đăng nhập để viết bình luận


IaaS, PaaS, SaaS là gì? So sánh IaaS, PaaS, SaaS chi tiết